VGM là gì? Vai trò của VGM trong xuất nhập khẩu

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá quốc tế, các doanh nghiệp không thể bỏ qua tầm quan trọng của VGM. Thủ tục này là bắt buộc và cực kỳ cần thiết đối với các lô hàng xuất nhập khẩu bằng Container. Vậy, bạn đã biết VGM là gì chưa? Vai trò và chức năng của nó là gì, cách tính ra sao? Cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về khái niệm này bạn nhé!

VGM là gì?

VGM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Verified Gross Mass, một bộ công ước SOLAS lập ra. Mục đích của nó là nhằm yêu cầu chủ hàng xác định khối lượng của Container có chứa hàng hoá nhập khẩu. Quy định công ước này đã được công bố từ những năm 2016.

VGM là gì
VGM là gì?

Vai trò của việc khai báo VGM

Vai trò chủ yếu của VGM trong xuất nhập khẩu là gì? Nó đóng vai trò đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu. Đồng thời, VGM cũng làm nhiệm vụ khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu. Đối tượng áp dụng công ước bao gồm thuyền viên lẫn hành khách của các tàu thương mại, tàu chở khách.

Ở thời điểm được thông qua vào ngày 01/11/1974, SOLAS 74 chỉ bao gồm các điều khoản và 9 chương cụ thể. Trong đó có 1 chương quy định chung và 8 chương kỹ thuật về thủ tục ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua, tán thành, có hiệu lực, hủy bỏ, bổ sung, sửa đổi,… đối với công ước đó. Các điều khoản đã được sửa đổi bởi nghị định thư 1978.2.

Đặc biệt, việc khai báo VGM sẽ giúp bạn biết được trọng lượng hàng hoá mà bạn chở trên Container trên tàu biển là bao nhiêu. Từ đó có thể biết được tàu có chở quá tải trọng cho phép hay không, để không bị phạt.

Khai báo VGM để đảm bảo không vượt quá tải trọng, bảo vệ an toàn cho mọi người trên tàu vận chuyển hàng hoá
Khai báo VGM để đảm bảo không vượt quá tải trọng, bảo vệ an toàn cho mọi người trên tàu vận chuyển hàng hoá

Chức năng của VGM là gì?

Muốn hiểu rõ VGM là gì trong xuất nhập khẩu, chúng ta cần khám phá từng chức năng cụ thể của nó. Chẳng hạn như:

Chức năng xác định trọng lượng Container hàng hoá

VGM xác định Container hàng hoá có khối lượng bao nhiêu nhằm mục đích giúp kiểm soát được trọng lượng chở trên tàu tốt hơn. Sau đó căn cứ vào đó, bạn có thể biết được Container có bị quá tải trọng mà hãng tàu cho phép hay không. Bởi, nếu vượt quá trọng lượng cho phép, hàng hoá của bạn sẽ bị khước từ vận chuyển hoặc rút bớt tải trọng đi.

Ngoài ra, nhờ vào chức năng xác định trọng lượng này như thế nào mà tàu có thể hoạt động một cách an toàn và hiệu quả hơn. Nó giúp bảo vệ tài sản và tính mạng con người trên tàu toàn diện nhất.

Chức năng sắp xếp vị trí hàng hóa trên tàu

Sắp xếp vị trí hàng hóa trên tàu sẽ hợp lý hơn nhờ chức năng của khai báo VGM
Sắp xếp vị trí hàng hóa trên tàu sẽ hợp lý hơn nhờ chức năng của khai báo VGM

Bên cạnh đó, VGM còn giúp chúng ta có được cơ sở để biết được trọng lượng, kích thước từng loại hàng hóa khác nhau. Điều này giúp chủ tàu bố trí các mặt hàng theo từng khu vực sao cho phù hợp và tối ưu nhất.

Thông thường, các Container nặng sẽ được đặt phía dưới cùng, Container nhẹ hơn thì sẽ được đặt phía bên trên. Cách sắp xếp này sẽ đem lại cho quá trình vận chuyển hàng hoá theo đường biển được thuận tiện, an toàn, hạn chế bị đổ dễ gây lật, đắm tàu.

Chức năng làm chứng từ nộp cho cảng

Trên thực tế, bạn có thể hiểu đơn giản VGM trong xuất nhập khẩu là gì để dễ dàng hơn trong việc nộp cho cảng hoặc hãng tàu. Từ đó, bạn sẽ xác định được các thông số về trọng lượng hàng hóa chứ không phải chứng từ của hải quan. Bởi lẽ, các thông tin trên bản VGM liên quan đến chủ hàng, cảng và hãng tàu là chủ yếu.

Cách tính VGM cho hàng hóa

VGM có 2 cách tính tùy theo tình trạng của cảng hàng hoá
VGM có 2 cách tính tùy theo tình trạng của cảng hàng hoá

Để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, khi lập chứng từ, chúng ta cần nắm được cách tính VGM chuẩn nhất. Cụ thể có 2 phương pháp tính đơn giản, dễ dàng như sau:

Cách tính VGM 1

Ở cách tính VGM đầu tiên này, bạn cần cân trực tiếp toàn bộ hàng hóa bằng cân điện tử trước khi đóng vào Container. Sau đó, bạn cộng thêm bổ sung trọng lượng của vỏ Container rỗng. Như vậy là chúng ta đã biết được khối lượng tổng thể thực tế của Container chứa hàng đặt trên tàu khi vận chuyển.

Kết quả này là kết quả khá chính xác, công thức thường được áp dụng cho những cảng tàu có cân điện tử với trọng tải không quá lớn. Chưa kể, những hàng hoá chưa được đóng vào Container sẽ thuận lợi hơn cho cách tính này.

Cách tính VGM 2

Cách tính thứ 2, bạn có thể tiến hành cân toàn bộ xe chứa Container hàng hoá rồi thực hiện cân trọng lượng xe không có chứa Container. Hiệu số giữa 2 chỉ số vừa đo lường, cân tính trên chính là kết quả bạn cần điền vào VGM.

Phương thức tính này thường được vận dụng chủ yếu vào trường hợp khi đơn vị đã đóng sẵn hàng hóa vào Container và chuẩn bị vận chuyển đến cảng. Bạn có thể lựa chọn cách tính phù hợp với mình tùy theo tình trạng mỗi cảng hàng khác nhau. Nó phụ thuộc nhiều vào các trang thiết bị và cách thức áp dụng ở cảng đó.

Lưu ý, dù bạn chọn cách tính nào cho chứng từ VGM, thì bạn cũng nên cân nhắc sẽ có những sai số hay chênh lệch nhất định không tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì VGM có cho phép sai số trong quá trình cân đo hàng hoá.

Mặc dù không có bất kỳ quy định cụ thể nào nhưng ở một số quốc gia, bạn có thể thấy họ có quy định mức sai số cho phép là khoảng 5% cho tổng trọng lượng của hàng hóa nói chung.

Các thông tin bắt buộc khi khai báo VGM

VGM có thông tin bắt buộc cần khai báo cũng như không bắt buộc
VGM có thông tin bắt buộc cần khai báo cũng như không bắt buộc

Dưới đây là một số thông tin bắt buộc khi khai báo VGM bạn cần ghi nhớ để không bị thiếu sót nhé!

  • Ocean Carrier Booking Number – Thông tin về số Booking vận tải biển của hãng tàu chuyên chở.
  • Số hiệu Container – Container Number.
  • Thông tin về trọng lượng xác minh – Verified Weight.
  • Thông tin đơn vị đo lường – Unit of Measurement.
  • Thông tin bên chịu trách nhiệm, chủ hàng MBL – Responsible Party.
  • Thông tin người được uỷ quyền – Authorized Person.

Ngoài ra cũng có thể có thêm nhiều thông tin bổ sung khác, nhưng không bắt buộc, chúng bao gồm:

  • Thông tin ngày cân trọng lượng hàng hoá – Weighing Date.
  • Thông tin số kiểm soát nội bộ của chủ hàng – Shipper’s Internal Reference.
  • Thông tin về cách tính VGM – Weighing Method.
  • Thông tin của bên mua hàng, nhận hàng – Ordering Party.
  • Thông tin về dụng cụ cân trọng lượng – Weighing Facility.
  • Thông tin về nước trong trường hợp bạn dùng cách tính VGM số 2 – Country of Method 2.
  • Thông tin về bên giữ chứng từ – Documentation Holding Party.

Kết luận

Như vậy, trên đây là những thông tin chi tiết về VGM cũng như vai trò, chức năng và cách tính của nó. Hy vọng rằng, bài viết của Nhatviet Logistics đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Có thể nói, đây là một trong những thủ tục vô cùng quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần phải nắm vững nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Bạn hãy lưu lại ngay để không bỡ ngỡ khi thực hiện thủ tục cần thiết này cho mình bạn nhé!

[contact-form-7 404 "Not Found"]