DDC là phí gì? Các loại phụ phí trong vận tải biển

Người thuê sẽ phải chi trả một số khoản phí nhất định cho hãng tàu khi vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, họ còn phải thanh toán một số phụ phí cước biển cho các hãng, trong có phụ phí DDC. Vậy DDC là gì? Các loại phụ phí trong vận tải đường biển bao gồm những gì?

DDC là phí gì?

DDC là gì? DDC (Destination Delivery Charge) được hiểu là phụ phí giao hàng tại cảng đến. Phụ phí này không liên quan đến việc giao hàng cho người nhận, mà chúng được thu để bù đắp chi phí sắp xếp container trong cảng, dỡ hàng khỏi tàu và phí ra vào cổng cảng. Theo đó, người mua và người bán sẽ thỏa thuận về phí DDC này. Người gửi hàng không phải trả phí này do DDC là phí phát sinh tại cảng đích.

DDC là phí gì? Nó là khoản phí phát sinh tại cảng do người mua và người bán thỏa thuận.
DDC là khoản phí phát sinh tại cảng

Phí DDC do ai quy định?

Sau khi tìm hiểu DDC là gì thì bạn cũng nên biết phí này do ai quy định. Theo đó, khi hãng tàu xuất vận đơn cho người gửi hàng sẽ kèm theo cả phí DDC này. Bạn cũng có thể hiểu rằng phí DDC do hãng tàu quy định. Ngoài việc phát hành vận đơn, tính phí, các hãng tàu còn phải thông báo vận đơn cho đại lý nước ngoài, quản lý đơn hàng, liên hệ, theo dõi đơn hàng, …

Với ngành vận tải xuất nhập khẩu, các khoản phí sau sẽ được tính vào DDC:

  • Phí chuyển phát nhanh: Phí vận chuyển đối với vận đơn gốc.
  • Phí sửa chữa: Là khoản phí cần bỏ ra để sửa chữa vận đơn khi có sai sót.
  • Phí phát hành: Đây là phí giao hàng để nộp vận đơn.
Hãng tàu sẽ thu phí DDC khi xuất vận đơn cho người gửi.
Hãng tàu sẽ thu phí DDC khi xuất vận đơn cho người gửi.

Một số loại phụ phí trong vận tải đường biển

Hiện nay, ngành vận tải đường biển bao gồm các loại phụ phí như sau:

Phí khai báo an ninh hàng hóa khi đến Mỹ – AMS (Advanced Manifest System)

AMS là phí khai báo hải quan khi tàu đến Mỹ.
AMS là phí khai báo hải quan khi tàu đến Mỹ.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) vận hành hệ thống truyền thông tin điện tử này. Khi vào Hoa Kỳ, các lô hàng đường biển và hàng không sẽ phải nộp đơn AMS khai báo với thông tin chi tiết về hàng hóa. 

Nó như một biện pháp đảm bảo an ninh. Ngoài Mỹ, nhiều nước khác như Canada và Trung Quốc cũng phát sinh thêm phí khai báo an ninh AMS. 

Phí lệnh giao hàng – D/O (Delivery Order fee)

Phí này do hãng tàu hoặc công ty giao nhận thu khi phát hành lệnh giao hàng. Cụ thể hơn, khi có một lô hàng nhập khẩu thì người nhận hàng phải đến Hãng tàu hoặc Công ty giao nhận để lấy lệnh giao hàng và mang ra cảng xuất trình cho kho CFS đối với hàng lẻ LCL (Less-than Container Load) hoặc làm phiếu giao nhận container EIR (Equipment Interchange Receipt) đối với hàng nguyên container để nhận hàng.

Phí xử lý chứng từ vận chuyển, xuất nhập khẩu – Handling (Handling fee)

Đã biết DDC là phí gì thì bạn cũng nên tìm hiểu về Handling. Phí này dùng để xử lý chứng từ vận chuyển, xuất nhập khẩu. Phí này do các công ty giao nhận thiết lập nhằm thu phí người gửi hàng hoặc người nhận hàng, bù đắp các chi phí xử lý như khai báo hải quan, cấp B/L (Bill of Lading), D/O…

Phụ phí xếp dỡ tại cảng – THC (Terminal Handling Charge)

Đây là một trong những loại phí vận tải phổ biến nhất. Nó là một khoản phí thu trên mỗi container nhằm bù đắp cho các hoạt động như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…tại cảng. Thực chất phí này được cảng thu từ hãng tàu. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng). 

Phí ANB

Hiện, hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi chúng được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada,.. Phí ANB tương tự như phí AMS nhưng áp dụng cho Châu Á.

Phụ phí phát hành vận đơn – B/L (Bill of Lading fee)

Một trong những phụ phí vận tải biển phải kể đến là phí B/L (Bill of Lading fee).
Someone filling out Bill of Lading.

Theo đó, nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L khi nhận vận chuyển hàng hóa. Việc này bao gồm cả thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng chứ không đơn thuần là phát hành B/L và thu tiền.

CFS (Container Freight Station fee)

CFS là tiền công, phí dịch vụ cho các hoạt động xử lý hàng hóa trong kho CFS gồm: vận chuyển hàng hóa từ bãi vào kho CFS, từ kho giao cho người nhận và lưu trữ bảo quản hàng hóa.

Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee)

Ngoài Phí DDC, phí chỉnh sửa B/L cũng là một phụ phí bạn cần quan tâm. Nó là phụ phí phát hành vận đơn B/L khi có sai sót.

BAF (Bunker Adjustment Factor)

BAF là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu trong các chuyến vận tải biển và được hãng tàu quy định. Hãng tàu thu phí BAF từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu trong suốt quá trình vận chuyển. 

Phụ phí mùa cao điểm – PSS (Peak Season Surcharge)

Phụ phí này được áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười. Đây là thời điểm nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh để phục vụ cho các dịp lễ tại Mỹ và châu Âu.

Phí cân bằng container – CIC (Container Imbalance Charge)

Đây là một loại phụ phí do hãng tàu thu nhằm bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về địa điểm có nhu cầu xuất hàng.

Phụ phí cước vận chuyển tăng – GRI (General Rate Increase)

GRI là phụ phí cước vận chuyển tăng. Nó là khoản phí được tính dựa vào cước vận chuyển trên tất cả hoặc một số tuyến đường cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, thường là vào cao điểm. Thông thường, GRI được quyết định bởi các hãng tàu dựa trên cơ sở cung – cầu đối với từng tuyến đường vận chuyển cụ thể.

Phí chạy điện

Phí chạy điện là phí cắm điện vào container cho máy lạnh chạy và giữ nhiệt độ lạnh để bảo quản hàng hóa. Đây là phí áp dụng cho cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng.

Phí vệ sinh container (Cleaning container fee)

Phí vệ sinh container là một trong những phụ phí vận tải biển.
Phí vệ sinh container là một trong những phụ phí vận tải biển.

Hãng tàu thu phí này để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các depot. 

Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ – CAF (Currency Adjustment Factor)

Phí này được các hãng tàu thu từ chủ hàng với mục đích bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.

Phụ phí tắc nghẽn cảng – PCS (Port Congestion Surcharge)

Đây là phụ phí tắc nghẽn cảng, áp dụng cho các cảng xếp dỡ có thể làm chậm chuyến tàu. Đây là phí phát sinh mang tính thời vụ, xảy ra khi có khả năng phát sinh tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng khiến chi phí lưu bãi tăng thêm quá lớn, hoặc tàu nhập hàng về phải đậu chờ đến 2-3 ngày mới giải tỏa được container.

Đơn vị cho thuê kho bãi Logistics hàng đầu Việt Nam – Nhatviet Logistics

Liên hệ với Nhatviet Logistics nếu bạn đang có nhu cầu thuê kho bãi nhé.
Liên hệ với Nhatviet Logistics nếu bạn đang có nhu cầu thuê kho bãi nhé.

Nhatviet Logistics hiện đang là một trong những đơn vị cho thuê kho uy tín, chất lượng bậc nhất trên thị trường. Chúng tôi sở hữu nhiều lợi thế như:

  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, an ninh 24/24, điện nước, thông gió, chiếu sáng đầy đủ.
  • Cam kết hàng hoá của khách hàng luôn được lưu trữ, bảo quản trong điều kiện tốt nhất.
  • Áp dụng công nghệ quản lý, kiểm soát hàng hoá hiện đại bậc nhất, tiêu chuẩn cao. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, đúng quy trình chặt chẽ và khoa học. 
  • Vị trí địa lý thuận lợi, đường xá thông thoáng, dễ dàng di chuyển, hỗ trợ bạn lấy hàng tận nơi, bốc xếp nhanh chóng, hiệu quả. 

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi “DDC là phí gì” cùng các phụ phí khác trong ngành xuất nhập khẩu. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm thì đừng quên liên hệ với Nhatviet Logistics để được giải đáp nhé.

[contact-form-7 404 "Not Found"]