Hệ thống quản lý kho WMS là gì?
WMS là một hệ thống phần mềm giúp người dùng kiểm soát được các hoạt động hàng ngày diễn ra tại nhà kho. Nhờ vào đó, người quản lý có thể tự động hóa được các quy trình, điều phối các bộ phận sản xuất.
Những thông tin về hoạt động xuất – nhập kho đều được WMS mã hóa nhằm giám sát, cập nhật thường xuyên, nhanh chóng, chính xác. Đây cũng chính là lý do các công ty sản xuất đang dần chuyển sàng sử dụng hệ thống WMS.
Thông thường, hệ thống quản lý kho sẽ được tích hợp thêm các phần mềm kinh doanh khác như là CRM, ERP, TMS,…Đồng thời liên kết trực tiếp với những thiết bị khác trong kho, Robot, máy móc tự động hóa. Chính sự tích hợp này giúp WMS có thể theo dõi được hàng tồn kho, tiến độ thực hiện của các đơn hàng.
Hệ thống quản lý kho có những tính năng nào?
Một số tính năng của hệ thống WMS mang lại cho doanh nghiệp như:
Tối ưu được thiết kế và không gian kho
Nhờ vào hệ thống quản lý kho hàng WMS mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng phân bố hàng hóa theo đúng trình tự, vị trí. Từ đó, quy trình xuất nhập, kiểm kê hàng hóa đều sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, WMS sẽ giúp chúng ta tính toán, thiết lập không gian nhà kho được tối đa hóa. Đồng thời, các loại hàng tồn kho cũng được sắp xếp sao cho hợp lý.
Quản lý tốt và kiểm soát lượng hàng tồn kho
Nhờ vào sự kết hợp của hệ thống quản lý kho WMS với các phần mềm khác của doanh nghiệp nên các nhà quản trị có thể dễ dàng theo dõi được hàng hóa. Từ đó thu thập các dữ liệu về hàng tồn kho và phát hiện được những vấn đề trong bảo quản.
Lưu giữ hàng hóa
Đối với hệ thống WMS, các doanh nghiệp sẽ được tiến hành lưu kho hàng hóa theo quy tắc đó là FIFO ( Nhập trước xuất trước), FEFO ( Hết hạn trước xuất trước), LIFO (Nhập sau xuất trước). Nhờ vào đó mà việc xuất hàng sau khi lưu kho sẽ được đơn giản hóa hơn.
Tải và dỡ hàng
Dựa vào quản lý kho hàng, nhà quản trị sẽ đưa ra được các phương án để hỗ trợ bốc xếp hàng hóa trở nên đơn giản. Ngoài ra, hệ thống quy hoạch hàng hóa theo lô hàng cùng với lối đi để các công nhân có thể cắt giảm được quãng đường di chuyển.
Quản lý đơn hàng và vận chuyển
Trong trường hợp đơn hàng được các nhà quản lý xác nhận thì hệ thống sẽ tự động xuất vận đơn và gửi đến đơn vị vận chuyển. Không những vậy, hệ thống sẽ hỗ trợ doanh nghiệp in ra danh sách các mặt hàng cần xuất đi.
Báo cáo kho
Đối với hệ thống quản lý kho hàng WMS thì doanh nghiệp có thể xây dựng được báo cáo tổng quan nhất về tình trạng của kho. Dựa vào các thông tin này mà nhà quản lý đánh giá tổng quát về tình trạng kho và có phương án điều chỉnh sao cho hợp lý.
Quản lý nhân sự
Trong tính năng của WMS sẽ hỗ trợ các nhà quản trị giám sát, kiểm soát để nâng cao thêm chất lượng làm việc của nhân viên. Dựa theo thông số của bảng chỉ số đo lường hiệu mà người quản lý đánh giá được hiệu suất làm việc của người lao động.
Quản lý bến bãi
Một trong những tính năng quan trọng khác của hệ thống thống quản lý kho hàng đó là hỗ trợ các nhà quản lý sắp xếp hệ thống kho bãi khoa học. Nhờ vậy mà quá trình quản lý hàng hóa sẽ trở nên tối ưu hóa hơn, cắt giảm được các chi phí lưu kho.
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống WMS
Các doanh nghiệp khi sử dụng hệ thống WMS sẽ mang đến những lợi ích sau:
- Giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí vận hành vì hệ thống đã hỗ trợ xác định phân tầng kho hàng, xác định nơi chứa hàng hóa,…
- Nâng cao được khả năng giúp người quản lý thấy hàng tồn kho. Nhờ vậy mà thấy được thực trạng hàng hóa thông qua các thông tin từ mã vạch, số Seri, RFID.
- Quản lý lượng hàng tồn kho để doanh nghiệp thấy được mức tồn kho có đáp ứng đủ nhu cầu, vượt quá hay ở dưới mức thị trường yêu cầu.
- Tăng cường khả năng bảo mật cho doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang có hệ thống quản lý kho sử dụng các tài khoản cá nhân trong giao dịch. Vậy nên khi sử dụng WMS sẽ hạn chế được các rủi ro tiết lộ thông tin làm bất lợi trên thị trường.
- Tối ưu hóa quy trình xuất nhập kho để các nhà quản trị có thể quản lý được một cách hiệu quả nhất.
- Quản lý nhân sự một cách hiệu quả: Hệ thống giúp nhà quản lý đưa ra được lịch trình làm việc để phân chia công việc cho nhân viên sao cho hợp lý. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể cắt giảm đi các chi phí vận hành không cần thiết.
- Quản lý hoạt động thanh toán với khả năng tích hợp liên kết với bên thứ ba.
- Cải thiện được quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng để giảm thời gian chờ đợi tại các bến cảng, rút ngắn thời gian giao hàng đến khách hàng.
4 giải pháp WMS tối ưu hóa kho hàng cho doanh nghiệp
Một số giải pháp WMS tối ưu hóa cho doanh nghiệp như sau:
Hệ thống WMS độc lập và tích hợp
Trong hệ thống quản lý kho hàng thông thường sẽ tích hợp với cả hệ thống ERP. Những chức năng có trong hệ thống liên kết với sản xuất, kế toán, bán hàng. Nhờ vậy mà các cơ sở dữ liệu giữa các bộ phận được kế thừa.
Ưu điểm
- Sở hữu các tính năng phục vụ cho quản lý kho hàng.
- Quản lý chi tiết các hoạt động diễn ra trong kho hàng.
- Phần mềm chuyên biệt để quản lý kho.
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh một cách bao quát.
Nhược điểm
- Thiếu liên kết với một số bộ phận khác như kế toán, bán hàng.
Dựa theo các thông tin đó, nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được tình hình doanh nghiệp một cách bao quát. Vậy nên, WMS được đánh giá là phần mềm chuyên biệt để quản lý kho.
Hệ thống quản lý kho WMS dựa trên nền tảng đám mây
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phù hợp với hệ thống quản lý kho WMS dựa trên nền tảng đám mây. Chi phí sẽ được tính theo cơ sở đăng ký và dữ liệu sẽ được lưu trữ trên một máy chủ từ xa.
Khi sử dụng loại hệ thống này sẽ mang đến những ưu điểm như:
- Được trả phí theo đúng nhu cầu sử dụng.
- Quy mô có thể tăng hoặc giảm một cách dễ dàng.
- Bảo mật của hệ thống tốt.
- Doanh nghiệp có thể truy cập trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.
Nhược điểm
- Doanh nghiệp khó tăng hay giảm quy mô.
- Để bảo trì phần mềm cần có đội ngũ công nghệ thông tin nội bộ.
- Hệ thống có tính bảo mật không cao.
Hệ thống quản lý kho sử dụng mô-đun ERP
Hệ thống quản lý kho sử dụng mô-đun ERP giúp doanh nghiệp theo dõi được hàng tồn kho bao gồm đơn đặt hàng, bán hàng, giao hàng. Hệ thống cho doanh nghiệp biết lượng hàng hóa đảm bảo đủ, lượng nguyên vật liệu có đáp ứng nhu cầu hay không.
Ưu điểm
- Giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vận hành
- Dễ dàng truy cập và tìm kiếm các thông tin.
- Tăng hiệu quả của các quy trình hoạt động trong kho.
Nhược điểm
- Chi phí triển khai khá cao, tốn nhiều công sức.
- Thời gian để triển khai mất nhiều.
- Cần lựa chọn một chiến lược phù hợp.
Hệ thống quản lý kho hàng WMS tại chỗ
Hệ thống quản lý kho hàng WMS tại chỗ, doanh nghiệp sẽ mua một lần và tiến hành cài đặt trên máy. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về lưu trữ và bảo trì có phần cứng, phần mềm trong hệ thống.
Đối với hệ thống này sẽ mang đến các ưu điểm sau:
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát, thiết kế và phát triển những tính năng.
- Không xuất hiện các chi phí đăng ký.
- Hệ thống sẽ được cài đặt ngay trên máy tính của doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Đối với các doanh nghiệp có quy trình phức tạp, hệ thống không được phù hợp.
Các nhà cung cấp phần mềm WMS hàng đầu
Để lựa chọn một nhà cung cấp phần mềm WMS hàng đầu, bạn có thể tham khảo thông tin sau:
Blue Yonder
Blue Yonder được biết đến là cái tên cung cấp WMS tiên phong đầu tiên trên thị trường. Công ty này giúp khách hàng của mình lập kế hoạch bán hàng, bán lẻ, chuỗi cung ứng,…Doanh thu hàng năm của công ty lên đến hàng trăm triệu đô la.
EPG
Đây không còn là các tên xa lạ cho các doanh nghiệp muốn tìm ra giải pháp riêng của mình. Nhà cung cấp WMS này đến từ Đức và lượng khách hàng phủ trên nhiều quốc gia khác nhau.
Công ty có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn các đối thủ khác như dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh.
Nhóm Generic
Một trong những cái tên khác mà chúng ta không thể bỏ qua đó là Generic. Công ty này cung cấp nhiều giải pháp cho khách hàng như đơn đặt hàng hậu cần, theo dõi và bổ sung, vận chuyển, quản lý bãi.
Qua bài viết trên, Nhatviet Logistics đã cùng bạn tìm hiểu kỹ càng về hệ thống quản lý kho hàng WMS. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sớm tìm được một giải pháp quản lý kho hiệu quả để phát triển ngày một tốt hơn.