Logistics là một trong những thuật ngữ được giữ nguyên ý nghĩa từ bản gốc trong tiếng Anh tương tự như Marketing hay Container,… Nó được dịch không sát nghĩa là các công việc hậu cần, cung ứng những dịch vụ về kho vận hay giao nhận hàng hóa,… Tại Việt Nam, có 5 mô hình Logistics khá phổ biến đối với các doanh nghiệp hoạt động trong giao thương quốc tế. Bài viết hôm nay, cùng Nhatviet Logistics đi tìm hiểu về 5 mô hình này để có góc nhìn đầy đủ, chi tiết nhất nhé!
Logistics là gì?
Như đã nói, dù là với bất kỳ nội dung gì, Logistics cũng không thể được dịch chính xác và sát nghĩa được. Đó là lý do vì sao Logistics được giữ nguyên từ gốc mà không dịch ra ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta. Hiểu một cách nôm na, đây là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng dịch chuyển hàng hóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối trong suốt chuỗi cung ứng, phân phối nguồn hàng ra thị trường.
Nhà cung cấp dịch vụ Logistics là đơn vị quản lý tập hợp nhiều hoạt động khác nhau của nhiều ngành nghề. Họ có thể đảm nhận cùng lúc từ công đoạn nhập nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào cho đến các khâu vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục hải quan, phân phối,… Thế nhưng, hiện tại ở nước ta, hầu như chưa có cơ sở Logistics nào đảm nhận đầy đủ và đúng chuẩn Logistics như cái tên mà chúng thể hiện.
Các mô hình hoạt động trong Logistics
Trong lĩnh vực Logistics nói chung có 5 mô hình Logistics chủ yếu, thế nhưng chỉ 3 mô hình phổ biến tại Việt Nam. Dưới đây là đặc điểm cơ bản nhất của từng mô hình có thể bạn quan tâm:
1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp)
1PL là mô hình mà những doanh nghiệp chủ hàng tự mình thực hiện và cung cấp dịch vụ Logistics cho nhu cầu của mình. Theo đó, họ tự đầu tư mọi thứ, từ phương tiện vận tải, nhà xưởng cho đến nguồn lực, thiết bị xếp dỡ hàng hóa,…
Hầu hết hình thức 1PL đều được áp dụng cho những lô hàng có kích thước, quy mô không quá lớn. Chúng khá dễ để tiến hành vận chuyển cũng như phạm vị vận chuyển rất hẹp, chủ yếu trong nước hoặc nội bộ.
Chỉ một số ít trường hợp, các công ty lớn sở hữu khả năng tự thiết kế và điều hành Logistics theo mô hình 1PL. Ưu điểm của mô hình này là tự thân thực hiện, tự cấp đáp ứng nhu cầu bất cứ thời điểm này với sự chủ động cao nhất.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn không đủ kinh nghiệm, trình độ hay chất lượng về nhân lực thì không thể đảm đương nổi trách nhiệm đối với mô hình Logistics 1PL. Nó có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn, thậm chí làm hạn chế hiệu quả và rủi ro tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.
2PL (Second Party Logistics hay cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai)
2PL hay dịch vụ Logistics 1 phần là hình thức chủ sở hữu hàng hóa thuê một bên thứ 2 đảm nhận trách nhiệm Logistics. Bên này sẽ chỉ có trách nhiệm 1 phần nào đó trong chuỗi hoạt động như vận tải, kho vận, thông quan hay thanh toán,…
Thông thường các hãng tàu hay công ty vận tải đường bộ, đường hàng không sẽ không nhận các vai trò này.
3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)
Mô hình 3PL được phát triển ở mức độ cao hơn và rộng rãi hơn từ mô hình Logistics 2PL. Trong 3PL có sự tham gia của những công ty, đơn vị bên ngoài làm công việc quản lý 1 hoặc 1 số hoạt động Logistics có chọn lọc.
Nói 1 cách chính xác, công ty dịch vụ Logistics thực hiện nhiệm vụ trên cả danh nghĩa của khách hàng. Chẳng hạn như kê khai, thủ tục hải quan, các chứng từ giao nhận, vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ hàng,… Họ sẽ đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hóa của bạn đến đúng nơi quy định.
Thông thường, các công ty theo mô hình 3PL sẽ sở hữu nhiều nguồn lực về phương tiện vận chuyển từ đường bộ đến đường hàng không. Đồng thời, họ có mối liên hệ mật thiết với các công ty vận chuyển khác nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cho khách hàng tốt nhất, tận dụng tối đa mọi chức năng Logistics của công ty.
Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức 3PL cũng sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình thực hiện các dịch vụ cho khách hàng như: Thời gian chuyển hàng, tiến độ giao nhận, tính an toàn của lô hàng,…
4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo)
Mô hình 4PL được mệnh danh là mô hình của những nhà cung cấp dịch vụ Logistics dẫn đầu hiện nay. Các công ty 4PL đóng vai trò liên kết, hợp nhất các nguồn lực tiềm năng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với nhiều tổ chức khác nhằm thiết kế, xây dựng và vận hành một số giải pháp chuỗi Logistics toàn diện, đầy đủ nhất.
Nói chung, với mô hình Logistics 4PL, mọi yếu tố ngõ ngách trong chuỗi cung ứng hàng hóa đều được quản lý và có giải pháp cải thiện, vận hành hệ thống hiệu quả nhất. Cũng có thể hiểu đơn giản rằng, mô hình này được phát triển trên nền tảng 3PL, nó đảm trách mọi chức năng từ 3PL.
5PL (Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ năm)
Mô hình 5PL là mô hình Logistics ra đời trong thời đại nền tảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mô hình này là loại dịch vụ Logistics trên môi trường Internet, nó bao gồm cả mô hình 3PL và 4PL, quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa của nền tảng TMĐT.
Kết luận
Hiện nay, các hoạt động Logistics nói chung đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong hệ thống vận chuyển hàng ngách. Bạn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, nên lựa chọn cho mình 1 mô hình Logistics thích hợp với tiềm lực nhất nhé!
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ cho thuê kho, dịch vụ khai thuê hải quan thì hãy liên hệ ngay với Nhatviet Logistics để được tư vấn tham khảo dịch vụ tốt nhất nhé.