Cùng tìm hiểu ETC là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Cùng với ETA, ETD, ETC cũng là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong  lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nó mang ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Vậy ETC là gì trong xuất nhập khẩu? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

ETC là gì trong xuất nhập khẩu?

ETC là gì trong xuất nhập khẩu
Không phải ai cũng biết ETC là gì trong xuất nhập khẩu.

ETC là gì trong xuất nhập khẩu? ETC (Estimated Time of Completion) là thời gian dự kiến hoàn thành. Thuật ngữ này có thể cho biết thời gian hoàn thành dự kiến một khối công việc nào đó. Từ đây, bạn có thể lên kế hoạch cho những công việc kế tiếp.

ETC có vai trò như thế nào?

Bạn đã biết ETC có vai trò thế nào sau khi đã hiểu “ETC là gì trong xuất nhập khẩu” hay chưa? ETC đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực. Cụ thể hơn:

Trong mua sắm

ETC có vai trò như thế nào
ETC giúp khách hàng biết thời gian nhận hàng dự kiến.

Trong mua sắm, ETC là thời gian dự kiến để người bán chuẩn bị sản phẩm hoàn thiện đến tay người mua. Nhờ ETC mà khách hàng sẽ biết khi nào thì nhận được món hàng mà mình mong muốn.

Trong việc quản lý bán hàng và thương mại

Trong quản lý bán hàng và thương mại, việc buôn bán phụ thuộc chủ yếu vào thời gian đặt và giao hàng. Nhà cung cấp sẽ thông báo cho khách hàng khoảng thời gian giao hàng cần thiết. Thời gian này phụ thuộc nhiều vào khoảng cách địa lý, thường giao động 1 đến 5 ngày.

Trong sản xuất hàng hóa

Trong sản xuất hàng hóa, ETC là dữ liệu quan trọng, thiết thực để nhà quản trị tính toán thời gian diễn ra các hoạt động ra mắt sản phẩm, vòng đời sản phẩm, đánh giá thị trường một cách khách quan tại thời điểm đó. Từ những thông tin này, họ có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Trong khâu hậu cần và phân phối

ETC đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu.
ETC đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu.

Trong hậu cần và phân phối, ETC góp phần mang lại hiệu quả cho các chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp sản xuất sẽ biết bao lâu thì vận chuyển và phân phối sản phẩm đến tay các đại lý, người tiêu dùng. ETC giúp so sánh và lựa chọn phương án tối ưu dựa trên thông tin về khối lượng công việc và quãng đường đi.

Tầm quan trọng của ETC là gì trong xuất nhập khẩu?

ETC là gì trong xuất nhập khẩu
ETC được nâng cấp đồng nghĩa với việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETC đóng vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm:

  • Giúp các bên theo dõi đơn hàng, chuỗi sản phẩm dễ dàng: Việc này có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra được những phương án tối ưu hoá, tránh trùng lặp công việc.
  • Đóng vai trò như thước đo đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng, hiệu suất làm việc của dây chuyền sản xuất và phân phối hàng hoá.
  • Nâng cấp ETC sẽ giúp doanh nghiệp tăng uy tín trong mắt đối tác và khách hàng khi bạn làm việc có kế hoạch, đúng kế hoạch, đồng thời hoàn thành theo đúng tiến độ.

Cách sử dụng ETC trong các chứng từ và tài liệu xuất nhập khẩu

Hiểu được ETC trong xuất nhập khẩu là gì không chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà còn cần nắm rõ cách thuật ngữ này xuất hiện trong thực tế công việc – đặc biệt là trên các chứng từ và tài liệu quan trọng trong giao dịch quốc tế.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETC (Estimated Time of Completion) thường được đề cập ở các vị trí sau:

  • Hợp đồng thương mại (Commercial Contract): ETC có thể được dùng để chỉ thời điểm hoàn tất giao hàng, hoàn thiện sản xuất. Ví dụ: “ETC: 25th June, 2025” → Thời gian dự kiến hoàn thành đơn hàng.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Nếu có sự tham gia của công ty thương mại xuất khẩu (Export Trading Company), từ ETC sẽ xuất hiện trong tên doanh nghiệp.
  • Packing List / Delivery Schedule: Ghi chú thời gian hoàn tất việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng.
  • Thư điện tử trao đổi với đối tác: Khi thương lượng tiến độ giao hàng, ETC sẽ được dùng để dự kiến ngày hoàn thành.

Sự khác biệt giữa ETC với ETC và ETD

Trong ngành xuất nhập khẩu và logistics, việc sử dụng đúng các từ viết tắt là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo quy trình vận hành, giao nhận diễn ra chính xác. Một trong những thắc mắc phổ biến của người mới vào nghề là: “ETC trong xuất nhập khẩu là gì và có khác gì với ETA hay ETD không?”. Dưới đây là phần giải thích chi tiết.

Thuật ngữ Viết đầy đủ Ý nghĩa trong xuất nhập khẩu
ETC Estimated Time of Completion Thời gian dự kiến hoàn tất đơn hàng, sản xuất, chuẩn bị hàng.
ETA Estimated Time of Arrival Thời gian dự kiến hàng đến cảng/bến nhận.
ETD Estimated Time of Departure Thời gian dự kiến hàng rời cảng/bến xuất.
  • ETC thường được dùng trước khi hàng được chuyển đi – chỉ mốc thời gian mà hàng hóa được chuẩn bị xong, sẵn sàng xuất khẩu.
  • ETD là thời điểm hàng được vận chuyển ra khỏi điểm xuất phát – như cảng biển, sân bay, kho vận chuyển.
  • ETA là thời gian dự kiến hàng đến tay người nhận hoặc đến điểm giao hàng cuối cùng.

Ví dụ: ETC: 15/06/2025 (hoàn tất đóng gói), ETD: 18/06/2025 (rời cảng Cát Lái), ETA: 30/06/2025 (đến cảng Los Angeles)

Mời bạn xem thêm: Cách phân biệt ETA và ETD trong xuất nhập khẩu mà bạn nên biết

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “ETC là gì trong xuất nhập khẩu” và vai trò, tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết của NhatViet Logistics sẽ giúp ích cho bạn khi cần thiết.

Thông tin liên hệ




    HOTLINE: 0971 21 22 23