Cùng với ETA, ETD, ETC cũng là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nó mang ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Vậy ETC là gì trong xuất nhập khẩu? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
ETC là gì trong xuất nhập khẩu?
ETC là gì trong xuất nhập khẩu? ETC (Estimated Time of Completion) là thời gian dự kiến hoàn thành. Thuật ngữ này có thể cho biết thời gian hoàn thành dự kiến một khối công việc nào đó. Từ đây, bạn có thể lên kế hoạch cho những công việc kế tiếp.
ETC có vai trò như thế nào?
Bạn đã biết ETC có vai trò thế nào sau khi đã hiểu “ETC là gì trong xuất nhập khẩu” hay chưa? ETC đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực. Cụ thể hơn:
Trong mua sắm
Trong mua sắm, ETC là thời gian dự kiến để người bán chuẩn bị sản phẩm hoàn thiện đến tay người mua. Nhờ ETC mà khách hàng sẽ biết khi nào thì nhận được món hàng mà mình mong muốn.
Trong việc quản lý bán hàng và thương mại
Trong quản lý bán hàng và thương mại, việc buôn bán phụ thuộc chủ yếu vào thời gian đặt và giao hàng. Nhà cung cấp sẽ thông báo cho khách hàng khoảng thời gian giao hàng cần thiết. Thời gian này phụ thuộc nhiều vào khoảng cách địa lý, thường giao động 1 đến 5 ngày.
Trong sản xuất hàng hóa
Trong sản xuất hàng hóa, ETC là dữ liệu quan trọng, thiết thực để nhà quản trị tính toán thời gian diễn ra các hoạt động ra mắt sản phẩm, vòng đời sản phẩm, đánh giá thị trường một cách khách quan tại thời điểm đó. Từ những thông tin này, họ có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.
Trong khâu hậu cần và phân phối
Trong hậu cần và phân phối, ETC góp phần mang lại hiệu quả cho các chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp sản xuất sẽ biết bao lâu thì vận chuyển và phân phối sản phẩm đến tay các đại lý, người tiêu dùng. ETC giúp so sánh và lựa chọn phương án tối ưu dựa trên thông tin về khối lượng công việc và quãng đường đi.
Tầm quan trọng của ETC là gì trong xuất nhập khẩu?
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETC đóng vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm:
- Giúp các bên theo dõi đơn hàng, chuỗi sản phẩm dễ dàng: Việc này có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra được những phương án tối ưu hoá, tránh trùng lặp công việc.
- Đóng vai trò như thước đo đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng, hiệu suất làm việc của dây chuyền sản xuất và phân phối hàng hoá.
- Nâng cấp ETC sẽ giúp doanh nghiệp tăng uy tín trong mắt đối tác và khách hàng khi bạn làm việc có kế hoạch, đúng kế hoạch, đồng thời hoàn thành theo đúng tiến độ.
Kết luận
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “ETC là gì trong xuất nhập khẩu” và vai trò, tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết của NhatViet Logistics sẽ giúp ích cho bạn khi cần thiết.