Top 5 thuật ngữ logistics thường được sử dụng

Logistics trong những năm gần đây nở rộ và phát triển. Ngành này có những đặc thù riêng mà không ngành nào có. Bên cạnh đó, người làm trong lĩnh vực logistics cũng phải nắm được các thuật ngữ logistics cơ bản để làm việc một cách chuyên nghiệp. Sau đây là top 5 các thuật ngữ trong logistics phổ biến nhất.

Thuật ngữ logistics phổ biến
Thuật ngữ logistics phổ biến

Cargo

Cargo là gì
Cargo là gì

Cargo mang nghĩa là lô hàng, đơn hàng, hàng hóa,…Thuật ngữ này muốn nói đến hàng hóa được vận chuyển giữa đơn vị khác nhau thông qua các phương thức vận tải: đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không,….Thường do 1 đơn vị vận chuyển đảm trách theo thỏa thuận kí kết giữa 2 bên. Ví dụ: Bulk cargo (hàng rời) hay general cargo (hàng bách hóa tổng hợp).

Hiện nay, rất nhiều người biết đến air cargo, chính là vận chuyển hàng hóa theo đường hàng không.

BO (Booking Comfirmation) – Xác nhận chỗ đặt

BO là 1 văn bản để xác nhận chỗ đặt, thủ tục đặt hàng với các hãng tàu. Ngoài ra, ta có Booking Note là chứng từ được đơn vị vận tải phát hành khi xác nhận chỗ đặt.

CIC – Container Imbalance Charge

CIC là gì?
CIC là gì?

CIC là phụ phí để cân bằng container, nhằm bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng đến nơi cần container để chứa hàng. CIC thường do các hàng tàu thu.

CIF, FOB và Inconterm

Thuật ngữ FOB và GIF

Đây là 2 điều kiện giao hàng được sử dụng phổ biến trong ngành logistics theo Incoterm 2010. Trong đó, FOB (Free on Board hay Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán hàng. Tức là mọi rủi ro về hàng hóa khi đó đều sẽ không liên quan đến người bán. Người mua cũng không cần phải mua bảo hiểm hàng hóa.

Còn trong CIF (Cost, Insurance and Freight) đã bao gồm phí vận chuyển, phí bảo hiểm và cả tiền hàng.

Cả 2 điều kiện này giúp phân chia được trách nhiệm và rủi ro của bên mua và bên bán. Giúp quá trình vận chuyển chuyên nghiệp và dễ dàng xử lý khi có sự cố bất ngờ xảy ra. Là 2 thuật ngữ logistics được sử dụng rất nhiều hiện nay.

Nói về Inconterm ( International Commerce Terms) thì đây là những quy tắc giữ các bên trong thương mại quốc tế. Việc thực thi các quy định này sẽ tạo thành một quy trình và hạn chế mâu thuẫn giữa các bên nếu có sự cố xảy ra.

>> Có thể bạn quan tâm: Hàng hóa nào nên gửi kho ngoại quan?

Bonded Warehouse – kho ngoại quan

Kho ngoại quan là gì?
Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là loại hệ thống kho chuyên để lưu trữ các loại hàng hóa chuẩn bị được xuất khẩu (đã được làm thủ tục hải quan), hàng từ nước ngoài để đưa xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Có thể thấy các thuật ngữ logistics đòi hỏi tính chuyên môn rất cao và riêng biệt. Ngoài ra còn có nhiều thuật ngữ logistics khác như:

  • Freight forwarder: hãng giao nhận vận tải
  • FCL (Full container load): hàng nguyên container
  • Terminal handling charge (THC): phí làm hàng tại cảng
  • Documentations fee: phí làm chứng từ (vận đơn)
  • Place of Delivery: nơi giao hàng cuối cùng
  • Charter party: vận đơn thuê tàu chuyến
  • Back date BL: vận đơn kí lùi ngày
  • Dangerous goods note: ghi chú hàng nguy hiểm
  • Through BL: vận đơn chở suốt
  • Negotiable: chuyển nhượng được
  • Container Ship: Tàu container
  • On board notations (OBN): ghi chú lên tàu
  • PSS (Peak Season Surcharge):Phụ phí mùa cao điểm.
  • PCS (Port Congestion Surcharge): phụ phí tắc nghẽn cảng.
  • IATA: International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng Không Quốc tế.
  • X-ray charges: phụ phí máy soi (hàng air).
  • ……

Trên đây là top 5 thuật ngữ logistics thường được sử dụng nhất hiện nay, hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn vận dụng tốt hơn các thuật ngữ chuyên ngành trong Logictics. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn có nhu cầu về dịch vụ cho thuê kho bãi hãy liên hệ ngay với NhatViet Logistics nhé.

[contact-form-7 404 "Not Found"]