Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, xuất khẩu hàng hoá được xem là một trong những dịch vụ quan trọng. Nó giống như nguồn động lực lớn đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Thuật ngữ này nói xa lạ thì không đúng nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó.
Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về xuất khẩu là gì một cách chi tiết nhất bạn nhé!
Xuất khẩu hàng hóa là gì?
Hiểu một cách nôm na, khái niệm xuất khẩu hàng hóa được hiểu là việc bán hàng hoá và dịch vụ ra ngoài một quốc gia khác. Công việc bán hàng này dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ để làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia mua và quốc gia bán hoặc thậm chí là tiền tệ của quốc gia thứ ba.
Chẳng hạn, Việt Nam xuất khẩu trái cây sang Mỹ và sử dụng đồng tiền USD làm phương thức thanh toán. Lúc này, đồng USD chính là ngoại tệ nhưng lại thuộc quốc gia nhập khẩu là Mỹ. Hoặc, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc và cũng thanh toán bằng tiền USD nhưng lúc này đồng USD đóng vai trò là đơn vị tiền tệ của quốc gia Mỹ, quốc gia thứ ba.
Kim ngạch xuất khẩu là gì?
Kim ngạch xuất khẩu (Export Turnover) chính là số tiền tệ mà một quốc gia thu về sau khi thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Thời gian áp dụng là một khoảng nhất định theo một tháng, một năm hoặc một quý.
Cách tính của kim ngạch xuất khẩu sẽ được dựa trên đồng tiền thu về được và quy đổi về thống nhất một đơn vị. Thông thường, bạn sẽ thấy thuật ngữ này được áp dụng cho tổng giá trị kim ngạch của cả xuất lẫn nhập khẩu.
Như vậy, có thể thấy, nếu kim ngạch càng cao thì càng chứng tỏ quốc gia đó càng phát triển về kinh tế. Ngược lại, nếu kim ngạch thấp và kim ngạch nhập khẩu cao thì có nhiều điều quốc gia bạn đáng lo ngại. Bởi, nó chứng tỏ cả một hệ thống quản lý nhà nước đang có dấu hiệu kém phát triển và lạc hậu nghiêm trọng.
Vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể, dưới đây là một số vai trò chủ yếu nhất định phải nhất đến:
- Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, đem lại nguồn thu cho mình: Xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài chính là cơ hội để các tổ chức phát triển công việc kinh doanh của mình thay vì chỉ bó hẹp trong thị trường nội địa. Thị trường càng mở rộng thì doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều khách hàng, tăng nguồn thu.
- Hỗ trợ quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và cả thương hiệu quốc gia: Trên thị trường quốc tế, việc doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều mặt hàng sẽ là cách đơn giản nhất giúp họ quảng bá thương hiệu của mình. Chưa kể, điều này còn giúp khẳng định tên tuổi và thương hiệu của cả một quốc gia, nâng cao vị thế của quốc gia đó. Ví dụ như có thể kể đến một số thương hiệu đã góp phần làm được điều này như: Apple (Mỹ), Toyota (Nhật Bản), Samsung, Hyundai (Hàn Quốc),…
- Đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước: Xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tích lũy nguồn ngoại tệ, làm cân bằng cán cân thanh toán và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.
- Cuối cùng, thúc đẩy cho nền kinh tế toàn cầu cùng nhau đi lên: Hoạt động lưu thông hàng hoá sôi nổi, suôn sẻ và thuận lợi chính là căn cứ để thúc đẩy hoạt động sản xuất tại từng quốc gia phát triển theo. Càng nhiều quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thì nền kinh tế toàn cầu sẽ càng phát triển và tăng trưởng nhanh chóng hơn.
Các hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay
Dưới đây là các hình thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến nhất hiện nay trên thị trường, bạn có thể tham khảo thêm:
Xuất khẩu trực tiếp
Hình thức này đơn giản là không qua bất kỳ trung gian nào, hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Hợp đồng phù hợp với mọi luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bán trên trường quốc tế.
Hình thức này giúp các đơn vị có thể tự chủ động trong các hoạt động làm việc, tự đứng tên, đàm phán, bán hàng, ít xảy ra vấn đề.
Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác xuất khẩu)
Hình thức xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu uỷ thác được áp dụng cho những đối tượng không đủ tư cách pháp lý, không thể đứng ra để thực hiện các hoạt động trao đổi, mua bán hay làm thủ tục với hải quan.
Với hình thức này, bên có hàng hoá cần xuất khẩu sẽ uỷ thác cho bên thứ ba làm trung gian nhận uỷ thác. Lúc này, bên thứ ba sẽ có danh nghĩa như bên bán, tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài. Cuối cùng, họ nhận phí ủy thác từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu như một dịch vụ.
Gia công hàng hóa xuất khẩu
Gia công hàng hóa xuất khẩu là hình thức mà công ty trong nước sẽ nhận tư liệu sản xuất từ công ty nước ngoài về. Tư liệu này thường chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu,… Mục đích là họ tự sản xuất hàng hoá dựa trên yêu cầu của bên công ty đặt hàng ở nước ngoài.
Hàng hoá sau khi làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng. Hình thức này hiện tại đang phát triển rất mạnh mẽ, được các quốc gia có nguồn lực lao động dồi dào lựa chọn, trong đó có Việt Nam.
Xuất khẩu tại chỗ
Hình thức này có nghĩa là đơn vị xuất khẩu hàng hóa trong nước sẽ bán hàng cho những thương nhân nước ngoài. Sau đó, họ được chỉ định sẽ giao hàng cho một đơn vị hay tổ chức, cá nhân nào khác trên lãnh thổ Việt Nam từ bên nhập khẩu.
Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất
Hình thức xuất khẩu mà hàng hoá chỉ tạm thời đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, chúng lại được xuất sang nước khác gọi là tạm nhập tái xuất.
Ngược lại, hàng hoá trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và một thời gian sau nhất định lại được nhập về nước thì gọi là tạm xuất tái nhập.
Ví dụ, công ty Vinfast muốn tạm xuất tái nhập những chiếc xe hơi ra nước ngoài để giới thiệu, làm triển lãm. Sau đó, họ cũng sẽ nhập sản phẩm trở về nước nhà như đã ấn định.
Buôn bán đối lưu
Với hình thức buôn bán đối lưu, người mua cũng đồng thời là người bán và ngược lại. Lượng hàng hoá xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương với nhau, người ta còn gọi đây là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
Xuất khẩu theo nghị định
Hình thức này được áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa theo chỉ định và hướng dẫn trong văn bản đã ký kết của Chính phủ của các quốc gia. Vì vậy nó được gọi là hình thức xuất khẩu theo nghị định.
Xem thêm:
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa
Tình hình xuất khẩu hàng hóa sẽ không bất định mà có sự thay đổi và phụ thuộc rất nhiều tuỳ vào những nhân tố sau đây:
- Chiến lược, chính sách phát triển kinh tế của một quốc gia.
- Tỷ giá hối đoái cũng có tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu, đánh dấu tình hình xuất khẩu của công ty bạn đi lên hay đi xuống.
- Khả năng sản xuất, đảm bảo nguồn hàng cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra của từng quốc gia xuất khẩu. Chỉ khi được đảm bảo thì đơn đặt hàng xuất khẩu mới được tăng lên.
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cùng loại hàng hoá ở trong nước ra nước ngoài.
- Cơ sở vật chất, hệ thống giao thông, cầu cảng, công nghệ, trang thiết bị,,,, nhằm mục đích giúp cho giao dịch xuất khẩu diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.
- Khả năng của chính bản thân doanh nghiệp liệu có đáp ứng tốt được hay không.
- Tình hình kinh tế, tài chính, chính trị chung của thế giới cũng đóng vai trò không nhỏ.
Dịch vụ cho thuê kho xuất nhập khẩu hàng hóa Nhatviet Logistics
Nhatviet Logistics – Đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp cho thuê kho bãi, lưu trữ hàng hoá xuất nhập khẩu uy tín, tiện lợi nhất cho khách hàng. Theo đó, chúng tôi sẽ giúp cho khách hàng có nhu cầu thuê kho tiết kiệm được chi phí tối đa nhờ hình thức sử dụng kho chung, kho ghép, kho tự quản, kho Mini,… cực kỳ linh hoạt, giá tốt.
Chọn Nhatviet Logistics, bạn sẽ được hỗ trợ từ A đến Z trong hoạt động kiểm soát, lưu trữ hàng hoá xuất khẩu. Đảm bảo hàng hóa an toàn, không xảy ra bất cứ vấn đề gì một cách tuyệt đối. Nhatviet Logistics xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự an toàn và mất mát hàng hóa của khách hàng.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về xuất khẩu hàng hóa nhé! Nếu có nhu cầu thuê kho phục vụ cho quá trình lưu trữ, xuất nhập khẩu hàng hoá, bạn có thể liên hệ Nhatviet Logistics để được hỗ trợ tốt nhất nhé!