Mã HS Code là gì? Cách tra cứu mã HS Code chính xác nhất

Thuật ngữ HS Code được sử dụng rất nhiều và phổ biến trong những chứng từ thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa. Những tờ khai như hải quan, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, CO/CQ hay các hóa đơn thương mại thường xuyên có HS Code.

Có thể nói, loại mã này chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp đang làm ngành xuất nhập khẩu. Bài viết hôm nay, mời bạn cùng Nhatviet Logistics đi tìm hiểu HS Code là gì nhé!

Mã HS Code Là Gì?

HS Code là tên viết tắt của cụm từ “Harmonized Commodity Description and Coding System”, một hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa. Hay, người trong ngành cũng thường gọi nôm na, HS Code là một danh pháp sản phẩm quốc tế đa năng. Nó được nghiên cứu và phát triển bởi tổ chức WCO – Tổ chức Hải quan Quốc tế.

HS Code là gì

Có thể nói, nếu biết được mã HS Code là gì bạn sẽ thuần thục hơn về các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó thể hiện dãy số từ 8 – 10 chữ số quy định cho tên sản phẩm, hàng hóa nào đó. Và, nó được cả thế giới sử dụng chung, thống nhất để mô tả tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm đa dạng trên thị trường.

Mã HS Code có vai trò gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Việc thể hiện sản phẩm, hàng hóa bằng mã HS Code chung cho tất cả các quốc gia đem đến nhiều lợi ích, cụ thể:

  • Giúp phân loại hàng hóa một cách dễ dàng và có hệ thống hơn, tránh việc hiểu lầm hay tranh chấp thương mại vì khác biệt ngôn ngữ.
  • Đơn giản hóa các công việc của những tổ chức, cá nhân có liên quan, việc thỏa thuận, ký kết hay đàm phán cũng thuận lợi, nhanh chóng hơn.
  • Chưa kể, tạo ra mã HS Code là gì cũng giúp các cơ quan có liên quan như hải quan, thuế hay phòng thương mại xét duyệt cấp phép hàng hóa xuất nhập khẩu, áp chi phí, thuế nhanh hơn vì xác định loại mặt hàng tiện lợi từ dãy số nhất quán.

Cấu trúc của mã HS Code gồm những gì?

Thông thường, mã HS Code sẽ do các tổ chức Hải quan Thế giới ban hành nên luôn có tính chất hệ thống và thống nhất. Một cấu trúc HS Code bao gồm:

  • Phần: Đa phần 1 bộ mã sẽ có tổng cộng 21 hoặc 22, mỗi phần lại có nội dung chú giải riêng.
  • Chương: Nằm trong phần bao gồm 97 chương chung và 2 chương 98, 99 dành riêng cho mỗi quốc gia. Tương tự như phần, chương cũng có chú giải từng chương, 2 ký tự đầu tiên chính là những mô tả tổng quát nhất về mặt hàng, sản phẩm.
  • Nhóm: Trong chương lại phân thành nhóm với 2 ký tự tiếp theo, nó phân chia hàng hóa theo từng nhóm có đặc điểm chung.
  • Phân nhóm: Trong phân nhóm lại chia ra các nhóm chung hơn từ nhóm, chúng cũng có 2 ký tự.
  • Phân nhóm phụ: Trong phân nhóm ở trên lại chia ra thành phân nhóm phụ với 2 ký tự tiếp theo.

Cấu trúc mã hs trong xuất nhập khẩu

Trong đó, phần và chương, nhóm, phân nhóm sẽ là 6 chữ số đầu tiên trong dãy số mã HS, chúng mang tính quốc tế. Riêng phần phân nhóm phụ sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ xuất nhập khẩu hàng hóa đó mà quy định.

Ví dụ: HS Code của 2 loại mũ bảo hiểm cho người đi xe máy và mũ bảo hộ lao động lần lượt là: 65061010 và 65061020. Với 6 chữ số đầu tiên, chúng được quy định thống nhất mang tính quốc tế về loại hàng, nhóm hàng giống nhau. Nhưng, 2 chữ số cuối của 2 mã hoàn toàn khác nhau, vì chúng phụ thuộc vào quốc gia riêng sản xuất sản phẩm.

Cách tra HS Code đơn giản và chính xác

Để tra cứu mã HS Code là gì một cách chính xác, nhanh chóng nhất, bạn có thể sử dụng 1 trong 3 cách sau đây:

Cách 1: Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước lâu năm để lựa chọn mã HS cho sản phẩm một cách chính xác nhất. Hoặc, bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn của các đơn vị, công ty chuyên về Logistics, công ty cung cấp dịch vụ thông quan. Họ sẽ am hiểu nhiều hơn, chuyên sâu hơn và hỗ trợ bạn tốt hơn.

Cách 2: Bạn tự mình tra cứu trên Website chính thức của cục Hải quan Việt Nam tại http://customs.gov.vn/sitepages/Tariff.aspx . Cách này chính xác 100% nhưng chỉ dành cho người có kinh nghiệm và am hiểu rõ thông tin.

Cách 3: Bạn cũng có thể thông qua các biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa đã sử dụng trước đó để nhập những từ khóa về hàng hóa liên quan. Sau đó, bạn chỉ cần tìm kiếm và tra cứu ra mã HS Code phù hợp theo mô tả, chủng loại hàng cụ thể.

Xem thêm bài viết liên quan:

  1. VGM là gì? Vai trò của VGM trong xuất nhập khẩu
  2. CBM là gì? Cách tính CBM trong xuất nhập khẩu
  3. 3PL là gì? Ưu và nhược điểm của 3PL trong hoạt động Logistics

Một số lưu ý quan trọng về HS Code

Việc xác định HS Code chính xác là một bước cực kỳ quan trọng trong quy trình xuất nhập khẩu. Sai mã không chỉ gây rắc rối về thủ tục mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và thời gian thông quan. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua:

Sai mã HS có thể bị phạt hoặc giữ hàng tại hải quan

Nếu bạn khai báo sai mã HS, hàng hóa có thể:

  • Bị phân loại lại, áp mức thuế cao hơn
  • Bị giữ lại để kiểm tra thực tế
  • Phải nộp phạt hành chính theo quy định pháp luật

Đặc biệt, một số mặt hàng còn liên quan đến kiểm định, kiểm tra chất lượng, nên việc chọn sai mã có thể khiến lô hàng bị trả về hoặc chậm thông quan.

Mã HS có thể thay đổi theo thời gian

Hệ thống mã HS quốc tế và trong nước thường được điều chỉnh định kỳ (thường là 5 năm/lần). Vì vậy, bạn nên cập nhật mã HS mới nhất từ:

  • Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành
  • Website Tổng cục Hải quan Việt Nam
  • Công cụ tra cứu HS Code online chính thức

Cần mô tả hàng hóa đầy đủ khi tra mã HS

Thông tin như chất liệu, công dụng, hình dạng, thành phần… sẽ ảnh hưởng đến việc phân loại mã. Ví dụ:

  • Áo bằng len và áo bằng cotton có mã HS khác nhau
  • Cà phê nguyên hạt và cà phê đã rang xay cũng được phân loại khác

Không nên “tự ý đoán mã” nếu chưa chắc chắn

Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường tự chọn mã HS theo cảm tính, dẫn đến sai sót. Cách tốt nhất là:

  • Tra cứu theo biểu thuế chính thức
  • Tham khảo các website tra mã uy tín
  • Nhờ đơn vị logistics hoặc khai báo hải quan tư vấn

Dịch vụ cho thuê kho xưởng chứa hàng xuất nhập khẩu tại Nhatviet Logistics

Bạn đang có nhu cầu được tư vấn mọi vấn đề về hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu hay thuê kho lưu trữ, hãy liên hệ Nhatviet Logistics. Đơn vị này có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vận chuyển Logistics, đảm bảo hỗ trợ bạn tốt nhất, giá cả phải chăng.

Chọn dịch vụ cho thuê kho xưởng tại Nhatviet Logistics, doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều tuyệt vời. Chẳng hạn như: Quy mô, diện tích kho cho thuê đa dạng theo yêu cầu, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, hệ thống an ninh, PCCC thông minh, an toàn tuyệt đối,…

cho-thue-kho-binh-duong-song-than-1

Ngoài ra, khu vực kho cho thuê của Nhatviet Logistics còn rất thông thoáng, rộng rãi, nằm gần các trung tâm kinh tế, tuyến đường huyết mạch của TP. HCM. Chọn Nhatviet Logistics bạn có thể yên tâm hoàn toàn về chất lượng hàng, quy trình vận chuyển nhanh chóng, hiệu quả, năng suất.

Đặc biệt, Nhatviet Logistics còn cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm tiện ích giúp chuỗi cung ứng hàng hóa của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Chẳng hạn như: Dịch vụ xe nâng hàng, quản lý kho, phần mềm quản lý, báo cáo tồn kho, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,…

Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về HS Code là gì cũng như biết cách tra cứu, ứng dụng nó vào thực tế. Nếu doanh nghiệp bạn đang hoặc có ý định hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thì ngay bây giờ hãy lưu lại ngay các thông tin hữu ích vừa được chia sẻ trên bạn nhé!

Thông tin liên hệ




    HOTLINE: 0971 21 22 23