Với nhu cầu lưu trữ hàng hóa ngày càng lớn của nhiều doanh nghiệp, việc thuê kho chứa hàng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tâm lý chung của doanh nghiệp là mong muốn sở hữu những kho hàng riêng để chủ động hơn trong việc xuất nhập và phân phối sản phẩm của mình. Tuy nhiên, chi phí để thuê hay đầu tư xây kho hàng riêng không hề nhỏ. Đó cũng chính là lý do, một số doanh nghiệp chojn thuê dịch vụ kho chung. Vậy kho riêng và kho chung, cái nào sẽ tối ưu hơn? Cùng Nhatviet Logistics tìm hiểu chi tiết câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé !
Kho là gì?
Theo đó, kho là một tòa nhà được xây dựng bằng những vật liệu như gỗ, đá, kim loại vững chắc. Thông thường, kho sẽ được xây dựng trên một địa điểm đạt các tiêu chuẩn và điều kiện để sử dụng cho việc lưu trữ hàng hóa.
Kho được sử dụng bởi những nhà sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp, hộ gia đình, các cá nhân hay cơ quan Nhà nước. Kho có thể lưu trữ đa dạng các tài sản khác nhau như đồ cá nhân, nội thất, các nguyên vật liệu, thành phẩm, máy móc, hồ sơ…
Khi thực hiện phân loại quyền sử dụng hàng hóa, kho được chia làm hai loại chính là kho riêng và kho chung. Đây là hai loại kho phổ biến nhất có thể đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Tìm hiểu về định nghĩa của kho riêng và kho chung
Để có thể xác định cũng như phân biệt được kho riêng và kho chung khác nhau như thế nào, bạn cần hiểu rõ về khái niệm của từng loại.
Kho riêng là gì?
Đầu tiên, kho riêng được xây dựng và thuộc quyền sở hữu cũng như quản lý của các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức. Kho được dùng để lưu trữ các sản phẩm hàng hóa thuộc quyền sở hữu của họ hoặc do họ tự sản xuất ra.
Bên cạnh đó, hình thức kho riêng được sử dụng rộng rãi hiện nay là kho tự quản. Dạng kho này thường sẽ được thuê lại của một đơn vị khác và hình thức trả tiền thuê kho sẽ chi trả mỗi tháng hay mỗi năm.
Trên thực tế, những doanh nghiệp lớn hay thương gia có đủ khả năng về tài chính sẽ sử dụng kho riêng để duy trì hoạt động lưu trữ hàng hóa. Những mặt hàng thường sẽ lưu trữ ở kho riêng là máy móc, hàng siêu trọng, hàng siêu trường, thiết bị y tế, trái cây, vật liệu xây dựng…
Kho chung là gì?
Kho riêng và kho chung là hai khái niệm khác nhau. Kho chung là nơi do cá nhân hay doanh nghiệp đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nó sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn cũng như một số dịch vụ tiện ích đi kèm khác. Bao gồm: bốc xếp, xe nâng, kiểm đếm…
Trong một nhà kho chung lớn như vậy sẽ được chia ra nhiều khu vực hay ô kệ khác nhau. Tiếp đó, sẽ cho các cá nhân, công ty khác thuê để chứa hàng trong thời gian ngắn hay dài hạn khác nhau và thực hiện thu phí định kỳ hằng tháng.
Như vậy, những khách hàng có nhu cầu thuê kho chung thường có quy mô vừa và nhỏ. Đó là các hộ kinh doanh không có khả năng thuê / tự xây dựng kho riêng vì còn hạn chế về mặt tài chính.
Phân tích ưu nhược điểm của kho riêng và kho chung
Có thể thấy, các doanh nghiệp sẽ có mô hình kinh doanh cũng như phân phối lưu trữ hàng hóa khác nhau. Vì vậy, yêu cầu thuê kho chứa hàng cũng khác nhau. Dưới đây là những ưu nhược điểm của kho riêng và kho chung. Nó sẽ giúp bạn có được những cơ sở để lựa chọn không gian lưu trữ phù hợp nhất.
Xem thêm: Các loại kho cho thuê tại Bình Dương
Ưu và nhược điểm của kho riêng
Trước khi thuê kho riêng, bạn cần hiểu về những ưu điểm cũng như hạn chế của nó và các loại kho cho thuê
Ưu điểm của kho riêng
Tiết kiệm được thời gian: Không gian của kho riêng sẽ mang tính tự quản, giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn khi nhập sản phẩm. Nghĩa là bạn có thể xuất nhập hàng hóa bất kỳ thời điểm nào mà không cần thông báo trước.
Mức độ kiểm soát cao: Chủ doanh nghiệp được kiểm soát hoàn toàn các yếu tố liên quan đến việc lưu trữ. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp có thể theo dõi hàng hóa của mình trực tiếp.
Tính linh hoạt: Quá trình vận chuyển hay xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ dễ dàng hơn. Nhất là khi bạn muốn thay đổi, sắp xếp, vận chuyển hàng hóa ra vào kho.
Độ tin cậy của khách hàng cao: Khi chọn kho riêng, quá trình nhập hàng hóa sẽ diễn ra đúng với yêu cầu. Đồng thời, khách hàng sẽ cảm thấy tin cậy hơn khi làm đối tác với công ty sở hữu một nhà kho riêng có quy trình làm việc chuyên nghiệp.
Tận dụng tốt nguồn nhân lực: Công ty có nguồn nhân lực riêng phù hợp với từng vị trí trong kho. Họ làm việc theo quy trình hẳn hỏi nên giảm thiểu các rủi ro.
Nhược điểm của kho riêng
Chi phí đầu tư cao: Khi so sánh kho riêng và kho chung, có thể thấy chi phí đầu tư kho riêng rất lớn. Bên cạnh chi phí về vật liệu, thiết kế kho, máy móc, đào tạo nhân viên…bạn phải bỏ phí vận hành mỗi tháng.
Chi phí cơ hội lớn: Đó chính là những cơ hội đầu tư tốt hơn mà bạn có thể sẽ phải bỏ qua vì dồn ngân sách quá lớn vào việc xây dựng kho riêng của mình.
Diện tích kho riêng cố định: Không gian kho riêng cố định, nếu khách hàng muốn lưu trữ nhiều hàng hóa hơn sẽ không thể mở rộng diện tích kho ở thời điểm đó. Đây cũng là khác biệt cơ bản của kho riêng và kho chung.
Rủi ro cao: Có thể thấy, nếu vận hành kho riêng không tốt sẽ dẫn đến hư hỏng hay thất thoát hàng hóa. Nó ảnh hưởng lớn đến dây chuyền sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu và nhược điểm của kho chung
Để có thể đưa ra được quyết định phù hợp nhất trong việc chọn lựa kho riêng và kho chung, bạn cần hiểu rõ những ưu điểm cũng như hạn chế của kho chung.
Ưu điểm của kho chung
Linh hoạt thay đổi địa điểm: Doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kho chung sẽ không quá phụ thuộc vào đơn vị thuê khó. Bạn chỉ có ràng buộc về hợp đồng thuê có thời hạn. Nếu như bạn tìm được nơi cho thuê giá tốt hơn, có thể chuyển địa điểm thuê kho chỉ trong 1 đến 2 tháng.
Thuê kho chứa hàng có lợi thế về thuế: Bởi vì sử dụng kho chung nên doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào.
Tối giản được các thủ tục hành chính: Khi tìm hiểu về kho riêng và kho chung, có thể thấy đối với kho chung bạn tối giản được thủ tục hành chính đăng ký thêm địa điểm kinh doanh hay chi nhánh.
Chi phí lưu kho được kiểm soát: Thực tế, những đơn vị cho thuê kho chung sẽ công khai mức giá của mình. Vì vậy, doanh nghiệp thuê kho căn cứ vào đó chỉ phải trả một khoản phí nhất định tương đương với diện tích đã sử dụng.
Diện tích thuê có thể thay đổi cho mùa vụ: Khi hoạt động kinh doanh của bạn có tính thời vụ, thời điểm hàng hóa tăng giảm tùy thời điểm. Kho chung với tính chất linh hoạt, mở rộng dễ dàng đáp ứng kịp thời nhu cầu lưu trữ.
Vốn đầu tư ban đầu gần như bằng 0: Những doanh nghiệp thuê kho chung sẽ không phải trả phí xây dựng.
Nhược điểm của kho chung
Không gian có thể không có sẵn: Trong kho chung, sẽ có nhiều khách hàng lưu hàng hóa. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản của kho riêng và kho chung. Vì vậy, nếu muốn tăng số lượng hàng hóa, bạn phải có kế hoạch cụ thể đặt trước.
Khó đáp ứng cho những sản phẩm đặc thù: Có thể thấy, dịch vụ cho thuê kho chung chỉ đáp ứng ở mức cơ bản và phù hợp với số đông. Những sản phẩm có tính đặc thù cao sẽ phải trả phí cao hơn.
Kết luận
Như vậy, kho riêng và kho chung sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. Nó sẽ phù hợp với nhu cầu và quy mô của từng doanh nghiệp khác nhau. Những doanh nghiệp sở hữu tài chính lớn thường sẽ xây kho riêng để lưu trữ và quản lý hàng hóa tốt hơn. Ngược lại, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tận dụng thuê kho chung để tối ưu các chi phí. Hiện nay, Nhatviet Logistics là đơn vị cho thuê kho uy tín và chất lượng trên thị trường với mức chi phí vô cùng thấp. Liên hệ trực tiếp số hotline: 0971 21 22 23 để được tư vấn báo giá nhanh chóng nhất.