CIF là gì? Những điều cần biết về CIF mà bạn nên biết

CIF là gì
CIF là gì? Những điều cần biết về CIF mà bạn nên biết

Cùng với FOB, CIF là những quy định, điều khoản quan trọng về vận chuyển, giao hàng quốc tế trên hợp đồng ngoại thương Incoterm. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu cũng như Logistics nhất định phải hiểu rõ về chúng. Bài viết hôm nay, bạn hãy cùng Nhatviet Logistics đi tìm hiểu về thuật ngữ CIF là gì một cách chi tiết nhé!

CIF là gì?

Trong hợp đồng ngoại thương Incoterm ban hành năm 2020, CIF chính là quy định về điều kiện giao hàng thuộc nhóm C. CIF được viết tắt từ những danh tử tiếng Anh bao gồm Cost – Insurance – Freight. Các danh từ mang nghĩa tiền hàng, phí bảo hiểm và mức giá thuê tàu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tức là, mọi chi phí như thủ tục hải quan, chi phí thuê tàu và bảo hiểm hàng hóa đã được tính hết tại CIF. Chúng được tính ngay khi các kiện hàng được chuyển giao từ kho lưu trữ ra bến cảng. Thông thường, trên hợp đồng Incoterm, CIF được viết theo cú pháp:

CIF + Tên vị trí, địa điểm của tên cảng mà hàng hóa sẽ được vận chuyển đến

Ví dụ: CIF Việt Nam hay CIF Paris,…

Điều kiện giao hàng CIF là gì?

Điều kiện giao hàng CIF là gì?
Hiểu CIF là gì sẽ giúp cả 2 bên mua và bán thuận lợi hơn khi giao nhận hàng

Trong điều kiện giao hàng CIF, chủ lô hàng chỉ chịu trách nhiệm tìm thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm cho lô hàng. Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa 2 bên, chi phí này có thể tính cho người bán hoặc người mua thanh toán.

Ngược lại, người mua có trách nhiệm nhận hàng tại bến cảng để nhập khẩu về kho, lấy vận đơn, các chứng từ liên quan. Ngoài ra, người mua cũng chịu mọi rủi ro, tổn thất nếu hàng hóa xảy ra vấn đề sau khi được đưa qua lan can tàu.

Ngoài ra, theo điều khoản CIF, cả người bán và người mua khi chuyển giao rủi ro cũng như trách nhiệm tại một địa điểm. Theo đó, điểm chuyển giao chi phí, rủi ro và trách nhiệm sẽ ở bến cảng dỡ hàng cụ thể.

Khi nào hàng hóa được giao đến nơi an toàn tại cảng đến thì người bán mới hết trách nhiệm về chi phí vận chuyển lô hàng này.

Cách tính giá CIF như thế nào

Giá CIF là giá tính các chi phí tại cầu cảng của nước nhập khẩu hàng hóa. Có nghĩa là bên chủ lô hàng sẽ chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được vận chuyển và giao thành công tại cảng của người mua an toàn theo đúng quy định trong hợp đồng.

Giá CIF và giá FOB thể hiện cho hình thức biểu hiện của giá theo đúng điều kiện mua bán hàng hóa quốc tế. Cụ thể, dưới đây là công thức tính giá CIF:

CIF = FOB + I + F

Trong đó:

  • FOB: Là điều khoản có bao gồm các chi phí từ khi hàng hóa chưa lên tàu, vẫn thuộc quyền quản lý của bên xuất khẩu lô hàng.
  • I: Là ký hiệu của chi phí bảo hiểm hàng hóa quốc tế.
  • F: Chỉ cước phí mà tàu thực hiện hành trình vận chuyển hàng hóa sang nước mua hàng.

Mối quan hệ giữa CIF và FOB 

Mối quan hệ giữa CIF và FOB
CIF và FOB có ưu và nhược điểm riêng ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp

Từ khái niệm về CIF là gì ở trên, chúng ta có thể thực hiện so sánh để thấy mối quan hệ giữa chúng như thế nào. Từ đó, bạn sẽ không bị nhầm lẫn khi lựa chọn điều kiện giao hàng giữa FOB và CIF.

Tiêu chí phân biệt FOB CIF
Điểm giống nhau – Vị trí chuyển giao rủi ro và trách nhiệm giữa 2 bên là cảng xếp dỡ hàng.

– Người bán chịu trách nhiệm trả phí làm thủ tục hải quan.

– Người mua thì làm thủ tục nhập hàng ngay cửa khẩu.

– Khi lô hàng xảy ra tổn thất, công ty bảo hiểm sẽ là người chịu trách nhiệm, không phải bên mua hay bên bán.

Điểm khác nhau Điều kiện giao hàng Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí thuê tàu vận chuyển Giao hàng lên tàu
Phí bảo hiểm hàng hóa – Mức bảo hiểm do người bán thực hiện mua và chuyển giao chứng từ cho người mua.

– Việc thanh toán chi phí bảo hiểm do 2 bên thỏa thuận.

– Trách nhiệm chịu chi phí mua bảo hiểm là do người mua quyết định.
Cước phí thuê tàu Người mua tự thuê tàu Người bán thuê tàu

Khi nào nên sử dụng CIF là gì, khi nào nên sử dụng FOB?

CIF là gì
Nên tìm hiểu FOB, CIF là gì để sử dụng điều khoản cho thật hiệu quả

Mỗi điều khoản sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu kỹ FOB cũng như CIF là gì để lựa chọn cho hiệu quả, phù hợp:

Khi nào nên sử dụng điều kiện FOB?

  • FOB dành cho những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong ngành thương mại quốc tế.
  • Người mua có đại lý chịu trách nhiệm giao nhận quen thuộc ở bến cảng lên hàng.
  • Với FOB, người mua sẽ được giá cước tốt hơn trong mỗi chuyến hàng, gia tăng lợi nhuận.
  • Ngoài ra, người mua cũng được nắm chính xác thông tin cũng như cách giải quyết kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

Khi nào nên sử dụng điều khoản CIF?

  • CIF là điều khoản có lợi dành cho mọi doanh nghiệp kể cả công ty mới tham gia mua bán quốc tế.
  • Với CIF, trách nhiệm người mua cao hơn người bán, nhưng chi phí thì người bán chịu nhiều hơn.
  • CIF cũng khiến người mua gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát đối với lượng hàng hóa quá nhiều.

Kết luận

Mong rằng qua bài viết của NhatViet Logistics, bạn đã biết được rõ khái niệm CIF là gì, đồng thời lựa chọn được điều khoản hợp đồng lý tưởng nhất cho doanh nghiệp của mình nhé!

[contact-form-7 404 "Not Found"]