FOB được xem như một trong những điều kiện giao hàng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nhất là giao hàng xuất khẩu. Thế nhưng, nếu khảo sát sẽ dễ dàng thấy được, không ít các cá nhân, doanh nghiệp nước ta đến giờ vẫn chưa hiểu rõ FOB là gì, mặc dù đang hoạt động ở chính ngành xuất nhập khẩu.
Bài viết sau đây, mời bạn cùng Nhatviet Logistics đi tìm hiểu cụ thể về thuật ngữ này nếu đang quan tâm nhé!

FOB là gì?
Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại giữa các quốc gia trên thế giới hiện đang diễn ra ngày càng sôi nổi. Chính vì vậy, các bộ luật và chính sách cũng nhanh chóng ra đời để áp dụng cho hoạt động đó được thuận lợi, hiệu quả hơn, dù là doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay cơ quan, cán bộ giám sát.
Vậy FOB là gì? FOB chính là một điều khoản được sử dụng rộng rãi trong bộ quy tắc thương mại quốc tế về điều kiện giao hàng quốc tế (Incoterm).
Giá FOB gồm những gì?

Giá của FOB là chi phí, mức giá tại các cửa khẩu hải quan bên phía quốc gia xuất khẩu hàng hóa. Nó bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, chi phí làm thủ tục xuất khẩu và cả thuế xuất khẩu nếu có.
Mức giá này thường không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển hay phí bảo hiểm cho vận tải biển. Giá FOB được quy định rõ ràng, chi tiết và đầy đủ trong những hợp đồng thương mại theo cú pháp:
FOB + Tên cảng xếp hàng
Các thuật ngữ liên quan đến FOB
Hiểu FOB là gì là một trong các kiến thức vô cùng căn bản nhưng quan trọng đối với người làm trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa, Logistics, thậm chí là người trong ngành hải quan. Liên quan đến điều khoản này, còn có một số khái niệm bạn nhất định phải biết, cụ thể:
FOB điểm giao hàng (FOB Shipping Point)

FOB Shipping Point được định nghĩa là địa điểm diễn ra hoạt động giao hàng, thường là trên lan can tàu vận chuyển. Tại đây, quy định quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua dần dần. Nó hoàn tất khi hàng được xếp hết lên tàu.
Có nghĩa là khi có bất kỳ sự cố hỏng hỏng, thất thoát hàng hóa nào đó sau khi hàng lên tàu, bên mua là bên có trách nhiệm sẽ giải quyết.
FOB điểm đến (FOB Destination)
Điều khoản về điểm đến FOB – FOB Destination – được hiểu là quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa sẽ hoàn toàn thuộc về người mua khi hàng được giao đến tận địa điểm được chỉ định trong phạm vi quốc gia người mua.
Ví dụ, một công ty A tại Mỹ có mua sản phẩm hàng hóa nông sản tại công ty B tại Việt Nam có ký hợp đồng thỏa thuận về điều khoản FOB Destination. Trường hợp công ty B không giao hàng cho công ty A thì công ty A có quyền yêu cầu công ty B giao lại hàng và chịu mọi trách nhiệm đến khi hàng được giao đến nơi an toàn.
FOB – Free on Board – Giao hàng lên tàu

FOB – Free on Board chỉ một quy định về đối tượng chịu trách nhiệm nguồn hàng trước và sau khi được xếp lên Boong.Chẳng hạn như, hàng hóa trước khi đưa lên tàu vận chuyển, mọi vấn đề nếu có phát sinh sẽ thuộc tổ chức xuất khẩu hàng. Nhưng, sau khi hàng đã lên Boong, cá nhân hay doanh nghiệp nhận hàng chính là người chịu trách nhiệm.
Phân biệt FOB và CIF
Hiện nay, cả FOB và CIF đều được sử dụng khá thông dụng trong ngành xuất nhập khẩu quốc tế. Vậy, điểm giống nhau và khác biệt giữa CIF và FOB là gì?
Về điểm giống nhau của CIF và FOB là gì?
Cả 2 đều là các điều khoản, quy định về điều kiện giao hàng trong Incoterm và được khuyến cáo nên sử dụng trong vận tải đường thủy.
Vị trí giao chuyển trách nhiệm giữa các bên trong 2 điều khoản đều diễn ra trên cảng xếp hàng đi.
Người bán sẽ là người làm thủ tục hải quan còn người mua thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng về nước.
Điểm khác nhau giữa FOB và CIF
FOB được quy định và phải khai báo cùng với tên cảng xếp hàng đi, trong khi đó CIF lại được khai báo cùng tên cảng nhận, xếp hàng xuống.
FOB quy định phí giao hàng lên tàu còn CIF là điều kiện về các chi phí tiền hàng, cước phí và bảo hiểm.
Nếu CIF quy định bên xuất hàng phải tìm tàu vận chuyển thì FOB lại không yêu cầu điều đó. Cụ thể, bên doanh nghiệp mua hàng chính là người chịu trách nhiệm tìm và đặt tàu vận chuyển.
Kết luận
Như vậy, Nhatviet Logistics đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm FOB là gì cũng như ý nghĩa và phân biệt nó với CIF. Hy vọng rằng, những thông tin này hữu ích và giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình kinh doanh của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa, vận tải hay các dịch vụ liên quan đến cho thuê kho bãi chứa hàng hóa cho doanh nghiệp của mình thì hãy nhanh tay liên hệ với Nhatviet Logistics để được tư vấn nhanh nhất nhé.