Phí LSS được sử dụng khá thông dụng và phổ biến trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hay đường hàng không. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về thuật ngữ này và phải chịu nhiều hậu quả không nhỏ. Vậy, LSS là phí gì, nó mang ý nghĩa ra sao? Cách thức tính toán như thế nào và có những biện pháp nào để vận dụng LSS cho hợp lý, hiệu quả nhất?
Trong bài viết này, Nhatviet Logistics sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ các câu hỏi, bạn hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Vài nét về phí LSS
Phí LSS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Low Sulphur Surcharge chỉ nghĩa phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Ngoài ra, nó còn có nhiều tên gọi hay định danh khác tùy theo từng tổ chức sử dụng như:
- Phụ phí lưu huỳnh thấp – Ký hiệu LSS.
- Phụ phí nhiên liệu xanh – Ký hiệu GFS.
- Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp – LSF.
- Hay phụ phí cho khu vực kiểm soát khí thải – Ký hiệu ECA.
- Hay EFF – Phụ phí nhiên liệu môi trường.
Vậy, LSS là phí gì và được áp cho ai, cách tính ra sao?
Phí LSS là gì?
Các tàu thương mại khi thực hiện vai trò vận chuyển hàng hóa qua lại giữa các quốc gia trên biển cần có nhiên liệu. Lượng nhiên liệu này được chứa trong hầm và sử dụng dần cho đến khi tàu cập bến cảng để nhập hàng.
Nhiên liệu trong hầm được nghiên cứu là có chứa hàm lượng lưu huỳnh rất cao, có hại cho môi trường thiên nhiên. Vì vậy nên, loại phí LSS ra đời, đây là khoản phí mà các tàu cần phải trả vì hoạt động của mình làm ảnh hưởng đến Trái Đất.
Phí LSS được dùng trong những biện pháp nhằm làm giảm sự tác động tiêu cực của việc vận chuyển đến môi trường. Nó được quy định rất sớm ngay từ những ngày đầu tiên khi các điều luật quốc tế được ban hành năm 2015. Theo đó, phụ phí sẽ được áp dụng bắt buộc cho các phương tiện khi tham gia vận tải xuyên lục địa.
Đối tượng phải chịu phí LSS là ai?
Về đối tượng phải chịu phí LSS, điều luật không có quy định rõ ràng, nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận riêng giữa các bên. Đó có thể là doanh nghiệp xuất khẩu hoặc doanh nghiệp nhập khẩu, cũng có thể là chủ tàu hay đại lý cung cấp nhiên liệu cho tàu, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng cho chủ tàu vay tiền,…
Các bên khi thỏa thuận cần thể hiện rõ nội dung này trên hợp đồng hoặc vận đơn để từ đó làm cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền thu phí LSS.
Cách tính phí LSS trong vận tải xuất nhập khẩu
Mỗi hãng hay mỗi tuyến hàng sẽ có mức phí ít nhiều khác nhau, tùy theo tuyến đường đi và điểm đến. Ngoài ra, việc tàu đi qua các khu vực có kiểm soát khí thải, mức phí cũng được tính toán và thông báo riêng.
Phí LSS được thông báo khi tàu xác định chính xác hành trình di chuyển của mình. Nó không thay đổi đối với bất kỳ loại hàng hóa nào, chỉ tăng giảm nếu tàu có sử dụng thêm nhiên liệu sạch trên mỗi điểm đến cụ thể.
Chưa kể, phí LSS cũng biến động dựa trên giá của nhiên liệu sạch, nếu giá nhiên liệu sạch tăng thì phí LSS cũng tăng theo và ngược lại. LSS mang tính chất thời kỳ, chúng được xem xét tăng, giảm mỗi 3 tháng 1 lần.
Những điểu cần lưu ý về phí LSS là phí gì?
Ngoài việc tìm hiểu rõ LSS là phí gì, dự trù khoản phí LSS cho mỗi chuyến hàng, các doanh nghiệp cần lưu ý thêm một vài lưu ý sau khi thực hiện đóng phí:
Mức phí LSS là bao nhiêu?
Phí LSS thường được các hãng tàu tiến hành thu riêng hoặc cũng có thể được cộng dồn vào cước biển. Theo ước tính, hiện tại, các mức thu đối với khoản phí phụ LSS là:
- Đối với mặt hàng khô: 25 – 40 USD/ 1 Cont 20′.
- Đối với mặt hàng khô: 50 – 80 USD/ 1 Cont 40′.
- Đối với hàng lạnh, phụ phí LSS không được nêu cụ thể, nhưng sẽ cao hơn hàng khô.
Phí LSS có cần kê khai trong trị giá tính thuế không?
Phí LSS là phí gì, có cần được kê khai trong trị giá tính thuế không? LSS được cộng vào trị giá tính thuế nếu doanh nghiệp nhập khẩu là người chi trả. Trong trường hợp hãng tàu không thu phí LSS, thì doanh nghiệp không cần kê khai.
Các biện pháp nhằm đáp ứng các tiêu chí mới của phí LSS
Dưới đây là một số biện pháp đáp ứng tiêu chí mới nhất giúp các doanh nghiệp thực hiện đóng phí LSS hiệu quả hơn:
- Luôn tuân thủ việc sử dụng nhiên liệu lưu huỳnh thấp.
- Áp dụng những phương pháp nhiên liệu tương đương nhiên liệu sạch để được phê duyệt..
- Trong các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp nên nêu rõ nội dung về phụ phí LSS do ai trả và trả như thế nào.
Xem thêm bài viết liên quan:
Dịch vụ cho thuê kho bãi TP.HCM trọn gói tại Nhatviet Logistics
Nhatviet Logistics là đơn vị uy tín đi đầu trong lĩnh vực cho thuê kho bãi TP.HCM, vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam. Nơi đây có hệ thống kho bãi quy mô đa dạng, cho thuê kho bãi theo nhu cầu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
Đến với Nhatviet Logistics, các vấn đề lưu trữ, bảo quản hay quản lý hàng hóa trong kho sẽ không còn là nỗi lo của bạn nữa. Nhờ đó quy trình nhập, xuất, cung ứng hàng hóa ra thị trường luôn được đảm bảo lưu thông, không bị đình trệ.
Ngoài ra, Nhatviet Logistics cung cấp nhiều dịch vụ đi kèm như vận chuyển hàng nhanh chóng, tư vấn thủ tục hải quan, các vấn đề về LSS là phí gì,… giúp bạn tường tận các kiến thức về quy định xuất nhập khẩu hàng hóa khi hoạt động trong lĩnh vực này.
Kết luận
Như vậy, với những thông tin vừa cung cấp trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về LSS là phí gì. Đây là một trong những loại phí vô cùng quan trọng và cần thiết giúp các doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình với môi trường tự nhiên. Bất cứ ai cũng có thể tính toán được mức phí này với công thức có sẵn. Hy vọng rằng, bài viết hữu ích và giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn ngân sách của công ty mình đối với phí LSS nhé!