Kinh tế càng phát triển, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ngày càng cao. Tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại ngày càng sôi động. Tuy nhiên, quy trình nhập khẩu hàng hóa cần đúng theo nguyên tắc và pháp luật. Dưới đây là 7 bước nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đơn giản, chuẩn xác.
Bước 1: Ký kết hợp đồng – Bước đầu trong quy trình nhập khẩu hàng hóa
Ký kết hợp đồng ngoại thương là bước đầu tiên trong quá trình nhập khẩu. Tuy nhiên, trước đó cũng cần có những bước chuẩn bị để biết hàng hóa có thể nhập khẩu vào Việt Nam không, hoặc chi phí vận chuyển, thuế,…
Khi ký hợp đồng, 2 bên cần thống nhất với nhau các điều khoản và điều kiện: thanh toán, điều kiện giao hàng, các chứng từ vận chuyển và thanh toán, tem nhãn mác,…
Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Bước 2: Đặt lịch với các hãng tàu
Dựa vào các thông tin của đơn hàng để booking lịch vận chuyển cho phù hợp. Với quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển thì sẽ đặt lịch với các hãng tàu. Trong trường hợp nhập khẩu đường bay thì booking lên lịch với các hãng hàng không.
Bước 3: Hoàn tất các loại giấy tờ cho việc nhập khẩu
Sau khi đã ký kết hợp đồng và booking tàu, cần phải hoàn thiện các loại giấy tờ theo pháp lý phục vụ cho việc nhập khẩu trơn tru và nhanh chóng.
Ngoài ra cũng thanh toán dựa theo hợp đồng đã ký giữ các bên.
Có thể bạn quan tâm
Bước 4: Chú ý việc đóng hàng của bên xuất khẩu
Việc này sẽ kiểm soát được tình trạng container và tình hình đóng hàng của bên xuất khẩu nhằm kiểm soát tối ưu quy trình.
Bước 5: Kiểm tra các giấy tờ có liên quan
Các hoạt động nhập khẩu dù là cơ bản nhất cũng cần phải kiểm tra kĩ lưỡng các giấy tờ. Với quy trình nhập khẩu hàng hóa đơn giản có thể kể đến như: hóa đơn thương mại (commercial invoice), mã vận đơn (bill of lading), khai đóng gói (packing list) và một số chứng từ liên quan khác,…
Bước 6: Thông quan và nhận hàng
Thông quan được thực hiện theo các thủ tục hải quan. Sau khi vận chuyển đến kho là sẽ nhận hàng. Thường thì trách nhiệm bốc dỡ, xuống hàng sẽ do chủ hàng chịu trách nhiệm.
Ngoài ra thì chủ hàng cũng cần đảm bảo đường vào cho xe và việc bốc xếp, dỡ hàng.
Bước 7: Làm thủ tục sau khi nhận hàng
Sau khi hoàn tất các thủ tục nhận hàng, cần phải lưu trữ các giấy tờ và chứng tù hải quan đầy đủ. Nếu sau này cần khai báo cơ quan thuế hay hải quan cũng có thể giải quyết dễ dàng.
Kết luận
Quy trình nhập khẩu hàng hóa cơ bản vào Việt Nam chỉ đơn giản qua những bước trên. Ngoài ra, bạn cũng nên đầu tư cho kho hàng chuyên nghiệp để đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho hàng hóa.
Nếu bạn đang cần tìm dịch vụ cho thuê kho chất lượng, linh hoạt và hiện đại, hãy kết nối ngay với NhatViet Logistics. Chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho bạn những giải pháp tốt nhất với sự hài lòng cao nhất.
Dù là thuê kho chung hay kho tự quản, NhatViet Logistics vẫn là giải pháp hàng đầu về chất lượng, sự linh động và giảm thiểu chi phí vận hành tối ưu cho khách hàng. Liên hệ hotline 0971 21 22 23 để biết thông tin chi tiết.