Mã vạch sẽ giúp các bạn truy xuất nguồn gốc hàng hóa, giúp bạn phân biệt hàng hóa giữa các nước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một bảng danh sách mã vạch các nước trên thế giới mới nhất để dễ dàng tra cứu.
Mã vạch là gì?
Mã vạch các nước là một dãy bao gồm các ký hiệu và chữ số, được sử dụng để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa sẽ được in lên đó một mã vạch duy nhất để phân biệt từng sản phẩm hàng hóa ở từng quốc gia khác nhau.
Một mã vạch thường có định dạng: DDDMMMMMMXXXC
Trong đó:
- DDD: mã quốc gia;
- MMMMMM: mã doanh nghiệp đăng ký sản phẩm;
- XXX: dãy số từ 000- 999 do doanh nghiệp đặt tên cho từng loại sản phẩm;
- C: Số kiểm tra được tính từ toàn bộ dãy 12 số.
Đi kèm với mã số chính là mã số vạch. Chúng được ký hiệu bằng những sọc đen song song xếp xen kẽ nhau đặt ngay phía trên mã số. Nếu mã số giúp tra thông tin sản phẩm thì khi quyets mã vạch bằng thiết bị, chúng ta có thể đọc được thông tin của sản phẩm, đối tượng gắn mã.
Tại sao cần biết mã vạch các nước?
Mã vạch mang tính quy ước, quy định, giúp phân loại và kiểm soát hàng hóa các nước hiệu quả hơn. Xét riêng về lợi ích đối với người tiêu dùng, mã vạch sẽ giúp họ biết được xuất xứ của sản phẩm hàng hóa một cách nhanh chóng. Bạn có thể biết sản phẩm này được sản xuất ở Việt Nam, Trung Quốc, Anh hay Mỹ khi tra mã vạch các nước. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định chất lượng sản phẩm hàng hóa, phát hiện hàng giả.
Cấu trúc mã vạch như thế nào?
Một mã vạch bao gồm 2 phần như sau:
- Phần mã vạch: Chúng là các đường dọc dày mỏng liền kề. Bạn có thể dùng thiết bị để quét mã vạch và truy ra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa một cách chính xác.
- Phần mã số: Chúng là một dãy số có ý nghĩa nằm dưới mã vạch, gắn liền với thông tin sản phẩm như: nguồn gốc xuất xứ, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm,…
Lưu ý về mã số
Hiện nay trong giao dịch thương mại thế giới gồm có 2 hệ thống mã số chủ yếu là UPC (dùng phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada), và EAN. Việt Nam hiện đang dùng mã số theo hệ thống EAN:
- Hệ thống number code UPC: Đây là hệ thống mã số được quản lý bởi Hội Đồng Mã Thống Nhất Mỹ UCC, ra đời từ năm 1970 và chủ yếu được dùng tại Canada và Hoa Kỳ cho đến ngày nay.
- Hệ thống number code EAN: Được 12 nước Châu Âu sáng lập nên từ năm 1974. Hiện, EAN nhanh chóng phát triển trên toàn thế giới, và được dùng ở hầu hết các quốc gia. Trong hệ thống number code EAN sẽ chia ra 2 loại nhỏ, gồm: EAN 13 và EAN 8.
Trong đó:
EAN 13 gồm 13 chữ số bao gồm:
- 2 hoặc 3 số đầu tiên là Mã quốc gia;
- 4 đến 6 số tiếp theo là Mã doanh nghiệp;
- 3 đến 5 số tiếp theo là mã sản phẩm do nhà sản xuất quy định;
- Số cuối cùng là 1 con số được tính theo công thức đặc biệt, sử dụng để kiểm tra tính chính xác của những con số trước.
EAN 8 chỉ gồm 8 chữ số như sau:
- 2 đến 3 chữ số đầu tiên là Mã Quốc Gia;
- 4 đến 5 chữ số tiếp theo là Mã hàng hóa;
- Số cuối cùng là Mã test.
Chẳng hạn chúng ta có mã vạch như sau: 893CCCCCCDDDX. Phân tích cụ thể thì mã vạch này bao gồm
- 893: mã số của hàng hóa Việt Nam;
- CCCCCC: mã số của doanh nghiệp;
- DDD: Mã sản phẩm do doanh nghiệp quy định;
- X là số cuối cùng, được dùng để kiểm tra tính chính xác của mã số.
Có thể bạn quan tâm dịch vụ:
Một số mã vạch các nước phổ biến
Hiện nay trên thế giới có đến hàng trăm mã vạch các nước. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là những mã vạch các nước sau đây:
- 000 – 019: Mỹ USA
- 030 – 039: GS1 Mỹ USA
- 050 – 059: Phiếu, vé (Coupons)
- 060 – 139 GS1: Mỹ (United States)
- 300 – 379 GS1: Pháp (France)
- 400 – 440 GS1: Đức (Germany)
- 450 – 459 và từ 490 – 499 GS1: Nhật Bản
- 690 – 695 GS1: Trung Quốc
- 760 – 769 GS1: Thụy Sĩ
- 880 GS1: Hàn Quốc
- 885 GS1: Thái Lan (Thailand)
- 893 GS1: Việt Nam
- 930 – 939 GS1: Úc (Australia)
Tổng hợp mã vạch các nước mới nhất
Mã vạch |
Quốc gia | Mã vạch | Quốc gia |
000-019 |
Mỹ (United States) USA | 520 |
Hy Lạp (Greece) |
030 – 039 |
GS1 Mỹ (United States) | 528 | Li băng (Lebanon) |
300 – 379 | Pháp (France) | 529 |
Đảo Síp (Cyprus) |
400 – 440 |
Đức (Germany) | 560 | Bồ Đào Nha (Portugal) |
450 – 459 và 490 – 499 | Nhật Bản | 590 |
Ba Lan |
690 – 695 |
Trung Quốc | 594 | Romania |
760 – 769 | Thụy Sĩ | 599 |
Hungary |
880 |
Hàn Quốc | 600 – 601 | Nam Phi (South Africa) |
885 | Thái Lan | 603 |
Ghana |
893 |
Việt Nam | 609 | Mauritius |
380 | Bulgaria | 611 |
Ma Rốc |
383 |
Slovenia | 613 | Algeria |
385 | Croatia | 616 |
Kenya |
387 |
BIH (Bosnia-Herzegovina) | 618 | Bờ Biển Ngà |
389 | Montenegro | 619 |
Tunisia |
390 |
Kosovo | 621 | Syria |
460 – 469 | Liên bang Nga (Russia) | 622 |
Ai Cập |
470 |
Kyrgyzstan | 700 – 709 | Na Uy |
471 | Đài Loan (Taiwan) | 750 |
Mexico |
474 |
Estonia | 754 – 755 | Canada |
475 | Latvia | 770 – 771 |
Colombia |
476 |
Azerbaijan | 779 | Argentina |
477 | Lithuania | 780 |
Chi lê (Chile) |
478 |
Uzbekistan | 789 – 790 | Brazil |
479 | Sri Lanka | 850 |
Cu Ba |
480 |
Philippines | 858 | Slovakia |
481 | Belarus | 859 |
Cộng hòa Séc (Czech) |
482 |
Ukraine | 860 | Nam Tư |
483 | Turkmenistan | 865 |
Mông Cổ (Mongolia) |
484 |
Moldova | 867 | Bắc Triều Tiên (North Korea) |
485 | Armenia | 868 – 869 |
Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) |
486 |
Georgia | 870 – 879 | Hà Lan (Netherlands) |
487 | Kazakhstan | 884 |
Campuchia (Cambodia) |
488 |
Tajikistan | 888 | Singapore |
489 | Hong Kong | 890 |
Ấn Độ |
500 – 509 |
Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK) | 899 | Indonesia |
960 – 969 | UK Office: GTIN-8 allocations | 900 – 919 |
Áo (Austria) |
977 |
Dãy số tiêu chuẩn quốc tế (ISSN) | 930 – 939 | Úc (Australia) |
980 | giấy biên nhận trả tiền | 940 – 949 |
New Zealand |
990 – 999 |
Phiếu, vé/Coupons | 955 | Malaysia |
958 |
Macau |
Cách tính mã vạch các nước để phân biệt hàng thật giả
Ngoài cách nhận biết mã vạch các nước thì bạn cũng nên tìm hiểu cách tính mã vạch để phân biệt hàng thật, giả.
Nguyên tắc tính là “ chẵn nhân 3 cộng kẻ” rồi cộng với số cuối. Nếu tổng là 0 thì đó là hàng thật, nếu kết quả khác 0 là hàng giả.
Đầu tiên, bạn cần xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch để xác định xuất xứ hàng hóa. Chẳng hạn, 3 số đầu là 893 thì sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Bạn có thể tra cứu nguồn gốc sản xuất ở mục 5.
Tiếp đó, để kiểm tra hàng thật giả, bạn lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng tổng các chữ số hàng lẻ. Trừ số con số thứ 13 vì đây là số để đối chiếu, kiếm tra.
Chẳng hạn, cách tính mã vạch Hàn Quốc 880 như sau:
- Tổng các số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) A=8+0+0+3+5+4=20;
- Tổng các số hàng chẵn: B=8+9+1+3+0+2=23+
- Lấy C=A+B*3=20+23*3=89.
- Lấy số này cộng với con số thứ 13, D=C+1 (con số ở vị trí cuối cùng) = 89+1=90. Số này có đuôi bằng 0, ta kết luận đây là hàng thật.
Trên đây là tổng hợp bảng mã vạch các nước trên thế giới mới nhất giúp bạn dễ dàng tra cứu và biết được nguồn gốc của hàng hóa nhanh chóng. Hy vọng những kiến thức được tổng hợp của Nhatviet Logistics trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn khi cần thiết nhé.