
Layout kho hàng là một bản vẽ quan trọng đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động vận hành, quản lý của doanh nghiệp bạn. Bởi hầu như mọi công tác lưu trữ, bảo quản hay xuất nhập hàng hóa đều phụ thuộc vào cách bố trí, Layout kho hàng. Một sơ đồ kho lưu trữ tối ưu sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất làm việc cao nhất. Trong bài viết này, mời bạn cùng Nhatviet Logistics tìm hiểu về quy trình thiết kế Layout nhà kho cũng như các mẫu thiết kế Layout nhà kho hiệu quả nhất nhé!
Quy trình các bước thiết kế Layout nhà kho
Nếu bạn chưa biết bắt đầu thiết kế sơ đồ nha kho từ đâu, thì hãy theo dõi quy trình các bước vừa đơn giản, vừa hiệu quả dưới đây ngay:
Thiết kế bản đồ
Sơ đồ kho nếu không được chú trọng thiết kế ngay từ đầu sẽ khiến doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn, rắc rối. Các công việc như tìm kiếm hàng hóa, sản phẩm, tiếp cận lấy hàng, đóng gói sau này sẽ không đơn giản, dễ dàng.
Trong trường hợp thuê mặt bằng kho, bạn hãy yêu cầu đơn vị cho thuê cung cấp bản thiết kế sơ đồ để nắm rõ. Ngược lại, nếu tự xây hay không có bạn hãy đến tận kho, quan sát trực tiếp, thực hiện đo đạc để thiết kế ngay.
Việc có sẵn bản đồ thiết kế trước khi tiến hành thi công sẽ giúp cho quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Người chịu trách nhiệm thực hiện chỉ việc dựa vào bản vẽ để bố trí, sắp xếp một cách dễ dàng, không bị bối rối hay xáo trộn bất cứ điều gì.
Lập kế hoạch tối ưu hóa không gian
Mục tiêu của việc lựa chọn các mẫu thiết kế Layout nhà kho chính là để tối ưu hóa việc sử dụng không gian kho. Vì vậy, sẽ không hề dư thừa nếu bạn tiến hành lập kế hoạch lên sơ đồ sao cho hợp lý, đáp ứng hiệu quả nhu cầu bố trí, lưu trữ hàng hóa.
Như vậy, thời gian để sản xuất một sản phẩm và đưa nó ra ngoài cũng theo đó giảm thiểu đáng kể.
Chọn thiết bị vận hành phù hợp
Có rất nhiều phương án lập sơ đồ, Layout kho nhằm tối ưu hóa không gian. Tùy thuộc vào từng chiến lược lưu trữ của doanh nghiệp bạn cũng như ngân sách mà hãy chọn 1 phương án cho phù hợp:
- Tự thực hiện vẽ sơ đồ kho trong công cụ Excel, phân bổ vị trí theo ý định cá nhân.
- Thuê kiến trúc sư, đặt ra yêu cầu để kiến trúc sư thiết kế sơ đồ kho cho hợp lý.
- Sử dụng các công cụ Online với khả năng tích hợp đa dạng nhiều chức năng để thiết kế nên sơ đồ kho.
Kiểm tra kế hoạch và ghi lại kết quả
Trước khi hoàn thiện quy trình lập sơ đồ thiết kế Layout nhà kho chủ đầu hay người vận hành cần kiểm tra lại bản kế hoạch. Đối chiếu với không gian thực tế, ghi lại kết quả xem cần chỉnh sửa vấn đề nào chưa hợp lý.
Cuối cùng, doanh nghiệp mới thống nhất bản thiết kế và quyết định đưa bản thiết kế vào thi công chính thức.
Các mẫu thiết kế Layout nhà kho chuẩn phổ thông
Hiện nay, hầu như mọi doanh nghiệp đều lựa chọn xây dựng nhà kho theo 3 Layout phổ thông sau đây:
Thiết kế giao diện nhà kho hình chữ U

Đây là một trong các mẫu thiết kế Layout nhà kho lý tưởng dành cho mọi không gian từ lớn đến nhỏ.
Bố cục đơn giản, độ thuận tiện, linh hoạt cao, trong đó bao gồm:
- Khu vực đóng gói và khu vực vận chuyển được bố trí ở cạnh nhau.
- Đối diện đó là vị trí khu xếp dỡ và khu vực tiếp nhận.
- Khu vực lưu trữ hàng hóa được thiết kế nằm phía sau khu tiếp nhận hàng.
- Quầy tiếp nhận là nơi sản phẩm được tập kết, phân tách trước khi đưa vào kho lưu trữ.
Thiết kế giao diện hình chữ I

Thiết kế Layout nhà kho kiểu giao diện hình chữ I được đánh giá rất cao, nhất là với những kho hàng có quy mô lớn, diện tích rộng. Các nhà kho có nhiều chiều dài, hẹp về phương ngang nên ưu tiên sử dụng sơ đồ chữ I.
Theo đó, mô hình chữ I có 2 đầu, 1 đầu phân bố khu vực xếp dỡ hàng hóa và 1 đầu làm nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa đi.
Phía sau vị trí xếp dỡ cũng chính là khu vực tiếp nhận và khu vực lưu kho, đóng gói và cuối cùng là vận chuyển.
Trong trường hợp chấp nhận cắt giảm số lượng lớn lối đi dành cho xe nâng, phương án thiết kế này cực kỳ hiệu quả đối với những không gian nhà kho có nhiều hàng hóa trên hệ thống kệ để hàng hoạt động theo nguyên tắc FIFO.
Thiết kế giao diện hình chữ L

Ảnh minh họa Layout nhà kho hình chữ L
Xem thêm: Cho thuê kho và kho bãi: Tối ưu hóa chi phí vận hành và quản lý
Các mẫu thiết kế Layout nhà kho chữ L thường được bố trí như sau:
- Khu vực bốc dỡ hàng hóa và tiếp nhận được bố trí ở 1 bên nhà kho.
- Trong khi đó, khu vực vận chuyển và lấy hàng sẽ nằm ở phía bên cạnh còn lại.
- Phần diện tích rộng nhất ở trung tâm chính là nơi lưu trữ và bảo quản sản phẩm hàng hóa.
Kết luận
Hy vọng rằng, bài viết của NhatViet Logistics đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về quy trình cũng như các mẫu thiết kế Layout nhà kho phổ biến nhất hiện nay. Ngay bây giờ bạn hãy lựa chọn và áp dụng cho mình 1 kiểu Layout tối ưu, tiết kiệm nhất nhé