Consignee là gì? Những điều cần biết về Consignee trong Xuất nhập khẩu

Consignee là gì? 

Consignee được hiểu đơn giản là người nhận hàng, thường được viết tắt là Cnee. Không chỉ như vậy, Consignee còn được định nghĩa là người mua hàng (Buyer) theo vận đơn đích danh.

Trên tờ vận đơn đích danh, các tên tuổi, địa chỉ người nhận hàng đều được ghi rõ ràng. Từ đó, người vận chuyển sẽ dựa trên các thông tin trên đó và chỉ giao hàng cho người được chỉ đích danh.

Consignee thường được gọi tắt là Cnee, ám chỉ người nhận hàng

Như vậy, có thể nói, Consignee chính là người mua hàng trên vận đơn đích danh, hoàn toàn không phải vận đơn vô danh. Bởi, vận đơn vô danh không ghi tên người nhận hàng, không ghi theo lệnh, chuyển nhượng bằng cách trao tay. Có nghĩa là ai cầm vận đơn vô danh người đó sẽ có thể nhận được hàng chứ không giống như Consignee.

Nhiều người không rõ điều này, không nắm được hết nội dung Consignee là gì cho nên giao hàng sai cho người nhận. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu bắt buộc phải hiểu rõ khái niệm về Consignee.

Xem thêm: Vận đơn vô danh là gì? Phân biệt vận đơn vô danh và vận đơn đích danh

Phân biệt Shipper – Consignee và Seller – Buyer

Khái niệm Shipper – ConsigneeSeller – Buyer thường khiến nhiều người nhầm lẫn trong hoạt động thương mại quốc tế vì tính chất của chúng. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 khái niệm này:

 

Shipper – Consignee và Seller – Buyer hoàn toàn khác nhau trong nhiều tình huống
  • Shipper – Consignee là 2 thuật ngữ được dùng trong các trường hợp phát hành vận đơn Bill of Lading. Cụ thể, người bán là Shipper, còn người mua, người nhận nhận hàng được gọi là Consignee.
  • Còn Seller – Buyer lại thuộc trường phái hợp đồng mua bán bình thường. Trong đó, người bán được gọi là Seller và người mua được gọi là Buyer. 

Ngoài ra, trong nhiều tình huống, các doanh nghiệp khi chuyển giao hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ tìm đối tác trung gian. Đối tác này là đơn vị thứ 3 đứng ra làm dịch vụ gửi hàng, gọi là Shipper trong Shipper – Consignee.

Điều này sẽ giúp bên bán, bên xuất khẩu hàng hóa nắm rõ được ai là người mua, ai nhận hàng để tránh trường hợp gửi nhầm hàng, hạn chế những rắc rối không mong muốn ở mức thấp nhất. 

Đồng thời, bên người mua, nhận hàng cũng có thể nhờ các đơn vị trung gian đứng ra nhận hàng giúp. Các đơn vị này có thể giúp đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, làm giảm chi phí giao, nhận hàng hơn, lúc này gọi là Forwarder (FWD).

Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu lịch trình tàu biển đơn giản với 2 cách

Mối liên hệ giữa Consignee và Notify Party

Notify Party – Consignee nếu chỉ nhìn một cách phiến diện có thể sẽ dễ nhầm lẫn vì đôi khi vai trò của chúng khá giống nhau. Đặc biệt là trong ngành vận tải đường biển, Notify Party và Consignee cực kỳ trùng về tác dụng và hiệu quả.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy 2 vị trí này hoàn toàn khác biệt với nhau. Cụ thể, mối liên hệ này được thể hiện như sau:

Consignee và Notify Party hoàn toàn khác nhau, không như nhiều người lầm tưởng

Notify Party trong chuyên ngành được gọi là công ty, đối tượng có tên trên vận đơn hoặc giấy thông báo gửi hàng khi hàng hóa đến điểm nhận cuối. Thế nhưng, Notify Party lại khác với Consignee ở chỗ là Notify Party thường không phải là người thực nhận những hàng hóa đó.

Xem thêm: Notify Party là gì? Phân biệt Notify Party và Consignee chi tiết

Vì vậy, có thể nói, đôi khi Notify Party chính là Consignee hoặc không phải là Consignee. Trách nhiệm của Notify Party chính là nhận giấy thông báo hàng đã đến nơi, sau đó gửi thông tin này đến người nhận hàng Cnee thực sự. Song, nếu đã là Consignee thì cũng chính là Notify Party.

Ngoài ra, nếu Notify Party là công ty trung gian nhận hàng (Forwarder A) và Consignee là “To order” hay “to order of shipper”, thì lúc này Forwarder A sẽ có quyền hạn được phép nhận hàng thực sự, sau đó thông quan và giao hàng đến người nhận cuối (Consignee).

Nếu Consignee là “To order of Bank C” và Notify là “Forwarder A” thì việc nhận hàng hay làm thủ tục thông quan sẽ do công ty nhận hàng cuối thực hiện khi hãng tàu đến thông báo.

Nếu Notify Party là Forwarder A, còn Consignee là Company B thì Notify Party có thể nhận hàng tại địa điểm hàng đến.

Lời kết

Bài viết trên có thể giúp bạn hình dung ra và hiểu rõ được khái niệm Consignee là gì cũng như vai trò của nó. Thông qua đó, bạn cũng nắm được điểm khác biệt giữa Shipper – Consignee với Seller – Buyer và mối liên hệ của Cnee cùng Notify Party.

Hy vọng những thông tin NhatViet Logistics cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn, giúp bạn có cái nhìn chính xác và đầy đủ nhất về xuất nhập khẩu trên đường biển nhé!

Xem thêm:

Cho thuê kho bãi, nhà xưởng NhatViet Logistics tại TP.HCM

Cho thuê kho bãi, nhà xưởng NhatViet Logistics tại Bình Dương

[contact-form-7 404 "Not Found"]