Kho bảo thuế là gì?
Kho bảo thuế có tên gọi tiếng Anh là Bonded factory. Về khái niệm loại kho này được quy định khá rõ tại khoản 9 điều 4 của luật Hải quan năm 2014. Cụ thể, định nghĩa như sau:
Kho bảo thuế là loại kho được dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
Như vậy có thể hiểu kho bảo thuế là nơi doanh nghiệp chuyên lưu trữ nguyên liệu vật tư chưa nộp thuế để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Trên thực tế, nhà kho này chủ yếu được xây dựng bởi những doanh nghiệp chuyên về loại hình sản xuất xuất khẩu hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa với số lượng lớn. Hầu hết những doanh nghiệp này đều là đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để xây dựng kho bảo thuế, doanh nghiệp không được tùy tiện thành lập mà cần phải xin phép. Doanh nghiệp muốn xây kho phải đầu tư một chi phí đáng kể. Ngoài ra, hoạt động của kho bảo thuê luôn có sự giám sát chặt chẽ của hải quan và tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật.
>>> Nếu doanh nghiệp đang cần thuê kho bãi an ninh cao, giá tốt có thể tham khảo ngay dịch vụ cho thuê kho của Nhatviet Logistics.
Ưu nhược điểm của kho bảo thuế
Các doanh nghiệp chuyên về sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa với số lượng lớn, sử dụng kho bảo thuế sẽ tận dụng được nhiều lợi thế như:
- Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng kho bảo thuế mang lại lợi ích về chi phí cho doanh nghiệp. Khi nhập khẩu nguyên liệu và vật tư, doanh nghiệp chưa phải trả các khoản thuế và phí hải quan ngay lập tức. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể giao hàng cho khách hàng sau khi đã bán được sản phẩm và nhận được thanh toán.
- Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất: Một ưu điểm quản trọng của việc sử dụng kho bảo thuế chính là sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ được lượng lớn nguyên vật liệu nhập khẩu. Điều này tạo nên sự thuận tiện cho việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Tuy nhiên, việc sử dụng kho bảo thuế cũng có một số nhược điểm:
- Không thể lưu trữ hàng hóa mãi mãi: Doanh nghiệp chỉ được phép lưu trữ và bảo quản hàng hóa tại kho bảo thuế trong một thời gian nhất định. Sau thời gian này, để không mất chi phí thuế và phí hải quan, doanh nghiệp cần thực hiện xuất khẩu hoặc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa.
- Chịu sự quản lý chặt chẽ của hải quan: Theo quy định, các doanh nghiệp sử dụng kho bảo thuế cần thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình hàng hóa trong kho và lượng hàng hóa xuất nhập. Thông thường, báo cáo sẽ được thực hiện theo từng quý (tức 3 tháng 1 lần). Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải trình bày kế hoạch sử dụng kho trong thời gian kế tiếp về việc đưa hàng hóa vào kho bảo thuế để tiến hành quá trình sản xuất.
>>> Xem thêm về dịch vụ cho thuê kho xưởng TP.HCM của Nhatviet Logistics
Thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho bảo thuế là bao lâu?
Theo quy định, hàng hóa khi đưa vào kho bảo thuế sẽ được lưu trữ trong thời gian 12 tháng, tính từ khi hàng hóa bắt đầu đưa vào kho.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có quyền gia hạn thêm thời gian để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất cũng như xuất khẩu của mình.
Thời gian gia hạn không được quy định cụ thể mà sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cũng như xem xét về tính phù hợp của hoạt động lưu trữ và sản xuất.
Các loại hàng hóa được phép lưu trữ trong kho bảo thuế
Kho bảo thuế cho phép doanh nghiệp lưu trữ đa dạng các loại mặt hàng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của mình mà không bị giới hạn về chủng loại, mẫu mã. Điều này có nghĩa rằng hàng hóa lưu trữ tại kho bảo thuế là không giới hạn. Tuy nhiên, tất cả các mặt hàng này phải được phép lưu hành, kinh doanh và không bị cấm.
Đặc điểm chung của những mặt hàng này là nguyên liệu, vật tư được doanh nghiệp nhập khẩu về và chưa nộp thuế, nhằm phục vụ quá trình sản xuất các mặt hàng dành cho xuất khẩu.
>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ cho thuê kho Bình Dương
Điều kiện để được thành lập và công nhận là kho bảo thuế?
Tại khoản 2 Điều 62 Luật Hải quan 2014, kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên phải đáp ứng một số điều kiện dưới đây để được công nhận là kho bảo thuế:
- Đáp ứng tiêu chuẩn về hệ thống sổ sách kế toán và sử dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi và kiểm soát hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ và tồn trong kho.
- Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, có sự phân cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư không được bảo thuế.
- Trong kho phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát để đáp ứng chuẩn trao đổi dữ liệu của cơ quan hải quan về việc giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế.
- Doanh nghiệp có ít nhất 02 năm hoạt động xuất khẩu liên tục mà không vi phạm pháp luật về hải quan và thuế.
- Tuân thủ đúng pháp luật về kế toán và thống kê.
- Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập kho bảo thuế được thực hiện theo trình tự thế nào?
Thủ tục thành lập kho bảo thuế nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo doanh nghiệp. Trình tự thành lập được quy định khá rõ trong Điều 18 của Nghị định 68/2016/NĐ – CP như sau:
Bước 1:
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị công nhận kho bảo thuê thông qua các cách:
- Gửi trực tiếp cho Tổng cục Hải quan
- Gửi qua đường bưu điện
- Gửi qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan
Hồ sơ đề nghị công nhận kho bảo thuế gồm:
- Văn bản đề nghị công nhận kho bảo thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định 68/2016/NĐ-CP: 01 bản chính.
- Sơ đồ thiết kế khu vực kho bảo thuế: 01 bản sao.
Bước 2:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ và thực tế kho. Sau khi kiểm tra xong, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
Bước 3:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi hoàn tất kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho bảo thuế hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Nếu hồ sơ còn thiếu sót hoặc không hợp lệ, Tổng cục Hải quan sẽ thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi và bổ sung. Trong trường hợp không có phản hồi từ doanh nghiệp trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa kho bảo thuế
Trên thực tế, thủ tục hải quan đối với hàng hóa kho bảo thuế không khác nhiều so với những mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp không cần phải nộp các khoản thuế. Cụ thể quy trình thực hiện gồm các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các bộ chứng từ hàng hóa. Đây là loại giấy tờ thông tin quan trọng không thể thiếu.
- Bước 2: Thực hiện khai và nộp tờ khai hải quan
- Bước 3: Doanh nghiệp và nhận kết quả phân luồng.
- Bước 4: Thông quan hàng hóa.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, mặc dù chưa nộp thuế nhưng trên nguyên tắc những mặt hàng hay nguyên liệu nhập vào kho vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn của hàng nhập khẩu.
Theo đó, thông tin trên tờ khai cần phải đầy đủ và chính xác. Bao gồm tên hàng, chủng loại, số lượng, đặc điểm…Các thông tin này cũng cần phải cập nhật theo dõi một cách nhanh chóng theo quy định.
Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa kho bảo thuế cũng như các thủ tục thành lập kho liên quan. Nếu quý khách hàng cần tư vấn hay bất kỳ thông tin nào về dịch vụ kho bãi đặc thù, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Nhatviet Logistics qua số hotline 0971 21 22 23 để được tư vấn và hướng dẫn nhanh chóng nhất. Chúng tôi luôn kỳ vọng được đồng hành và mang đến những giá trị thiết thực nhất cho mọi khách hàng.