Bạn có biết một doanh nghiệp có thể gặp khủng hoảng tài chính chỉ vì không kiểm soát được hàng tồn kho? Chỉ số vòng quay hàng tồn kho chính là “chìa khóa” giúp đánh giá hiệu quả sử dụng hàng hóa, tối ưu dòng tiền và ra quyết định nhập – xuất kho một cách thông minh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vòng quay hàng tồn kho là gì, cách tính toán đơn giản, ý nghĩa sâu sắc của nó và làm sao để cải thiện chỉ số này trong doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho là gì?
Vòng quay hàng tồn kho (với tên gọi tiếng anh: Inventory Turnover) là thước đo số lần hàng hóa tồn kho luân chuyển trong một kỳ. Đây là một chỉ số quan trọng cho thấy sự hiệu quả vận hành của doanh nghiệp trong quản lý tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là tiêu chí để đo lường tốc độ bán hàng của doanh nghiệp, giúp xác định được tốc độ lưu trữ hàng tồn, từ đó giúp nghiệp chủ động trong kế hoạch sản xuất cũng như bán hàng.
Công thức tính vòng quay hàng tồn kho
Để hiểu rõ hiệu quả quản lý kho hàng của doanh nghiệp, việc nắm vững cách tính vòng quay hàng tồn kho là điều không thể thiếu. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh số lần hàng tồn kho được “xoay vòng” – tức là được bán ra – trong một kỳ kế toán (thường là theo quý hoặc năm).
Công thức chuẩn để tính vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (COGS)/Hàng tồn kho trung bình
Trong đó:
- Giá vốn hàng bán (COGS): Là tổng chi phí để sản xuất hoặc mua các sản phẩm đã được bán trong kỳ.
- Hàng tồn kho trung bình: Là mức tồn kho trung bình trong kỳ, được tính bằng: Hàng tồn kho trung bình = (Tồn kho đầu kỳ + Tồn kho cuối kỳ)/2
Ví dụ minh họa đơn giản:
Một doanh nghiệp có:
- Giá vốn hàng bán trong năm: 3.000.000.000 VND
- Tồn kho đầu kỳ: 500.000.000 VND
- Tồn kho cuối kỳ: 700.000.000 VND
Áp dụng công thức:
Hàng tồn kho trung bình = (500.000.000 + 700.000.000)/2 = 600.000.000
Vòng quay hàng tồn kho = 3.000.000.0000/600.000.000 = 5 lần
Ý nghĩa: Doanh nghiệp đã quay vòng kho hàng 5 lần trong năm, tức là trung bình mỗi 2,4 tháng (12 tháng / 5) toàn bộ hàng tồn kho đã được bán hết một lần.
Ý nghĩa của vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho không chỉ là một con số – nó là chỉ báo quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng quản lý kho hàng và mức độ tối ưu hóa dòng tiền của doanh nghiệp. Hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số này giúp bạn ra quyết định chiến lược đúng đắn hơn.
Đánh giá hiệu quả bán hàng và luân chuyển hàng hóa
- Chỉ số vòng quay cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh, luân chuyển kho hiệu quả, hàng không bị tồn đọng lâu.
- Chỉ số vòng quay thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo: hàng hóa bán chậm, bị ứ đọng, gây ra chi phí lưu kho, hư hỏng, lãng phí vốn.
Tối ưu dòng tiền và chi phí vận hành
Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tổng tài sản lưu động. Vòng quay cao giúp:
- Giảm chi phí lưu kho, bảo quản, hao hụt hàng hóa.
- Tăng khả năng xoay vòng vốn, đầu tư vào các hoạt động sinh lời khác.
Ngược lại, hàng tồn lâu sẽ “giam” vốn doanh nghiệp, ảnh hưởng đến dòng tiền và lợi nhuận.
Hỗ trợ ra quyết định kinh doanh và nhập hàng
Theo dõi vòng quay hàng tồn kho giúp doanh nghiệp:
- Biết được sản phẩm nào đang bán chạy – từ đó tăng lượng hàng nhập phù hợp.
- Phát hiện hàng hóa chậm luân chuyển để điều chỉnh giá bán, giảm tồn kho.
Là công cụ so sánh hiệu suất giữa các doanh nghiệp
Chỉ số này thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành:
- Doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho cao thường có chiến lược bán hàng, marketing và vận hành kho hiệu quả hơn.
- Tuy nhiên, nếu vòng quay quá cao có thể dẫn đến thiếu hàng, mất cơ hội bán hàng nếu không dự trữ hợp lý.
Ví dụ thực tế:
Cùng hoạt động trong ngành thời trang:
- Doanh nghiệp A có vòng quay 8 lần/năm → trung bình hơn 1 tháng bán hết hàng tồn kho.
- Doanh nghiệp B chỉ có 3 lần/năm → tồn kho kéo dài hơn 4 tháng/lần, dễ dẫn đến lỗi mốt, giảm giá sâu để xả hàng.
Thế nào là vòng quay hàng tồn kho lý tưởng?
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi phân tích chỉ số vòng quay hàng tồn kho là: “Bao nhiêu là tốt?” Thực tế, không có một con số “chuẩn” cố định, bởi chỉ số lý tưởng phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, mô hình kinh doanh và chiến lược của từng doanh nghiệp.
Phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề
- Ngành bán lẻ (siêu thị, thực phẩm, thời trang): Thường có vòng quay cao (6 – 12 lần/năm) do hàng hóa tiêu thụ nhanh, vòng đời sản phẩm ngắn.
- Ngành sản xuất (máy móc, công nghiệp nặng): Có thể chỉ đạt 1 – 3 lần/năm vì quy trình sản xuất dài và giá trị hàng hóa lớn.
- Ngành dược phẩm, điện tử: Cần cân bằng giữa tốc độ luân chuyển và yêu cầu lưu kho để đảm bảo chất lượng hoặc cung ứng ổn định.
Cân bằng giữa tốc độ và khả năng đáp ứng
Vòng quay quá cao đôi khi lại cũng là con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp bới những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm tồn kho chết.
- Nhược điểm: Nếu không dự trữ đủ, dễ xảy ra tình trạng hết hàng, mất đơn hàng, đặc biệt trong mùa cao điểm.
Do đó, mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ là “cao nhất có thể”, mà là vòng quay ổn định, phù hợp với năng lực vận hành và chiến lược tăng trưởng.
Chỉ số lý tưởng là khi phù hợp với mục tiêu kinh doanh
Một vòng quay hàng tồn kho lý tưởng là khi:
- Doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng mà không để tồn kho quá lâu.
- Dòng tiền được tối ưu, không bị dồn vốn vào hàng hóa chưa tiêu thụ.
- Chi phí lưu kho và rủi ro tồn kho thấp.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào ngành nghề mà còn phản ánh chiến lược vận hành hiệu quả. Quan trọng là doanh nghiệp phải tìm được “ngưỡng cân bằng” giữa hiệu suất bán hàng và khả năng cung ứng liên tục.
Mời bạn xem thêm: Định Mức Hàng Tồn Kho Là Gì? Cách Xác Định Hạn Mức Hợp Lý
Số vòng quay hàng tồn kho được ứng dụng như thế nào?
Để biết được vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt nhất cho doanh nghiệp mình, bạn có thể căn cứ vào các yếu tố như: Số liệu thống kê kinh doanh trong các kỳ trước; quy mô doanh nghiệp theo một các tiêu chí vốn, cơ sở hạ tầng, nhân sự; và các số liệu báo cáo từ đối thủ, phân tích thị trường… Từ đó, kết hợp với công thức vòng quay hàng tồn kho để phân tích và biết con số này có đang là tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn hay chưa.
Ngoài ra, số vòng quay hàng tồn kho có thể được so sánh tương quan với các doanh nghiệp đối thủ, các công ty cùng lĩnh vực, cùng quy mô để đưa ra tiêu chí tối ưu nhất cho quy trình quản lý hàng hóa. Tùy vào tình hình thị trường theo từng giai đoạn mà doanh nghiệp có thể đưa ra chỉ tiêu hàng tồn kho khác nhau.
Cách cải thiện chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho không phải là nhiệm vụ của một phòng ban mà đây còn là chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Thế nên doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý kho hợp lý, kết hợp từ nhiều khía cạnh bao gồm quy trình quản lý, công cụ áp dụng, và trình độ nghiệp vụ nhân sự. Bên cạnh đó, việc theo dõi thường xuyên chỉ số vòng quay hàng tồn kho cũng là một chiến lược hiệu quả để doanh nghiệp cải thiện tình hình kinh doanh.
Để cải thiện chỉ số vòng hay hàng tồn kho, doanh nghiệp các chú ý đến các yếu tố sau:
- Cần xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu của các loại vật tư, hàng hóa dùng trong sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc quá thấp dẫn đến tồn đọng vật tư hoặc đứt đoạn chuỗi sản xuất.
- Thực hiện kiểm kê hàng hóa theo định kỳ là phương pháp giúp kiểm soát được số lượng hàng tồn kho thực tế. Khi thực hiện nghiệp vụ này doanh nghiệp cũng dễ dàng phát hiện ra những hao hụt do hư hỏng, hàng kém chất lượng.
- Thống nhất phương pháp xuất nhập hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp như Fefo, Lifo, Fifo để kiểm soát quá trình xuất nhập hàng.
- Áp dụng những hình thức kinh doanh như ký gửi, trao đổi chéo hàng hóa một cách linh hoạt để tăng thêm kênh tiêu thụ và giảm hàng hóa lưu kho.
- Thực hiện các chính sách giảm giá, ưu đãi khi thị trường bão hòa để kích thích tiêu thụ và giải tồn hàng hóa.
Mời bạn xem thêm: 4 mô hình quản lý hàng tồn kho chuẩn được sử dụng phổ biến
Có thể thấy phương pháp theo dõi vòng quay hàng tồn kho là cách hữu hiệu giúp doanh nghiệp kiểm soát được kế hoạch sản xuất và chiến lược bán hàng. Ý nghĩa vòng quay hàng tồn kho cũng phản ánh được thực trạng của thị trường tiêu thụ, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Vậy nên, nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp sản xuất thì đừng bỏ qua công thức tính vòng quay hàng tồn kho này nhé.
Thông tin liên hệ
HOTLINE: 0971 21 22 23